Khớp Cắn Ngược
Khớp cắn ngược là một trong những tình trạng khá phổ biến và có thể dễ dàng phát hiện. Khi người bệnh gặp tình trạng này, hai hàm trên và dưới sẽ bị mất cân đối gây nên nhiều vấn đề về sức khỏe cũng như thẩm mỹ. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về tình trạng này cũng như nguyên nhân, tác hại và cách khắc phục hiệu quả nhất.
Khớp cắn ngược là gì?
Khớp cắn ngược là tình trạng phần hàm bên dưới chìa ra bên ngoài quá nhiều so với tiêu chuẩn bình thường và phần hàm trên lại quá ngắn, có xu hướng cụp vào phía bên trong. Tình trạng này được xếp vào dạng sai lệch khớp cắn loại 3, khiến khuôn mặt mất đi sự cân đối và tác động xấu tới cử động của hàm.
Nguyên nhân gây nên tình trạng khớp cắn ngược
Dưới đây là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng khớp cắn ngược:
Di truyền
Yếu tố di truyền tác động rất lớn tới cấu trúc, hình dáng, sự phát triển của phần xương hàm, thứ tự răng. Tỷ lệ người bị khớp cắn ngược do di truyền từ người thân trong gia đình như bố mẹ, ông bà là rất cao.
Đặc biệt với trường hợp khớp cắn ngược, cấu trúc răng, xương hàm, khuôn mặt của trẻ sẽ theo gen mà mang các đặc điểm giống với bố mẹ hay anh chị em trong gia đình. Một vài các hội chứng có tính chất di truyền phổ biến phải kể đến như: Hội chứng Rabson-Mendenhall, Binder nghiêm trọng, Treacher Collin, to đầu chi,…
Môi trường
Khi mắc các bệnh về đường hô hấp hay đường thở bị tắc do viêm VA, việc thở bằng mũi sẽ gặp khó khăn và lúc này các bé sẽ có xu hướng thở bằng miệng.
Thói quen xấu
Thường xuyên mút tay, đẩy lưỡi, nghiến răng, nhai một bên khiến áp lực lên hai hàm răng không đều. Về lâu dài răng bị sai lệch khớp cắn nghiêm trọng.
Do chấn thương
Nhiều trường hợp bị tác động mạnh vào phần xương hàm do tai nạn trong sinh hoạt, lao động, chơi thể thao có khả năng bị gãy xương. Nếu không được điều trị tận gốc và chăm sóc đúng cách, phần xương hàm sẽ không phát triển như bình thường và dẫn đến khớp cắn ngược.
Cách khắc phục hiệu quả nhất
Tùy vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng khớp cắn ngược, bác sĩ sẽ có những phác đồ khác nhau để điều trị cho người bệnh. Dưới đây là những phương pháp được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:
Bọc răng sứ
Với phương pháp bọc răng sứ, bác sĩ sẽ mài chỉnh răng theo một tỷ lệ nhất định sau đó chế tác mão sứ dựa trên khuôn hàm của từng người bệnh và điều chỉnh phù hợp về từng khớp cắn.
Đây là phương pháp khá đặc biệt và không phải trường hợp nào cũng có thể áp dụng. Nếu khớp cắn ngược ở mức độ nhẹ, dễ xử lý, việc bọc răng sứ sẽ vô cùng hiệu quả.
Thông thường mức giá bọc sứ sẽ dao động trong khoảng từ 1.000.000 - 9.000.000 VNĐ/răng.
Ưu điểm:
- Không tốn quá nhiều thời gian, phục hồi nhanh chóng.
- Màu sắc, hình dáng của răng sẽ được cải thiện.
- Thẩm mỹ cao, màu sắc trùng khớp với răng thật.
Nhược điểm:
- Răng thật bị mài mòn khi bọc răng sứ khiến người bệnh có thể bị ê buốt, đau nhức.
- Tủy răng có thể bị ảnh hưởng nếu kỹ thuật mài răng bị sai.
- Chi phí cao.
Niềng răng
Đối với người bệnh gặp tình trạng khớp cắn ngược dù ở mức độ nhẹ hay nặng thì phương pháp niềng răng cũng đem lại hiệu quả nhất định. Từ 12 -18 là độ tuổi phù hợp nhất để thực hiện niềng răng, không những đạt hiệu quả cao mà chi phí cũng được tối ưu hơn rất nhiều.
- Niềng răng mắc cài kim loại:
Chất liệu được sử dụng cho phương pháp này là kim loại, được gắn trên mặt ngoài của răng. Kết hợp với đó là hệ thống dây cung, dây chun hoặc khóa tự động để nắn chỉnh răng. Đây là phương án được nhiều người bệnh lựa chọn bởi nó đem lại hiệu quả nhanh chóng, có chi phí rẻ nhất so với những phương pháp được liệt kê. Thông thường mức giá mắc cài kim loại sẽ dao động trong khoảng từ 20.000.000 - 45.000.000 VNĐ/ 2 hàm.
- Niềng răng mắc cài sứ/pha lê:
So với mắc cài kim loại, khi sử dụng mắc cài sứ hay pha lê, người bệnh sẽ đảm bảo được tính thẩm mỹ và có độ tự nhiên so với răng thật khiến người đối diện khó có thể phát hiện bạn đang niềng răng.
Mức giá mắc cài sứ, pha lê sẽ nằm trong khoảng từ 20.000.000 - 60.000.000 VNĐ/ 2 hàm.
- Gắn mắc cài mặt trong:
Đây là phương pháp gắn mắc cài kim loại kết hợp với chun buộc hay tự động vào mặt trong của răng. Nếu muốn độ thẩm mỹ cao thì bạn có thể tham khảo phương án này. Một nhược điểm không thể không kể đến của phương pháp này là về hiệu quả sẽ không được bằng niềng mắc cài.
Để sử dụng dịch vụ này, khoảng 60.000.000 - 100.000.000 VNĐ/2 hàm là chi phí mà bạn cần chi trả.
- Chỉnh nha thẩm mỹ bằng khay trong suốt:
Niềng răng trong suốt sử dụng hệ thống 20 - 40 khay niềng được làm bằng nhựa y tế cao cấp để nắn chỉnh răng về đúng vị trí. Đối với người bệnh đang ở mức độ nhẹ và trung bình thì phương pháp này vô cùng phù hợp.
Ưu điểm của kỹ thuật chỉnh nha này là tính thẩm mỹ cao. Người bệnh sẽ không phải chịu đau nhức, khó chịu như niềng răng gắn mắc cài. Trong khoảng 18 - 36 tháng, các răng sẽ dịch chuyển về vị trí chuẩn nhờ sự bám sát, tạo lực từ khay niềng, khắc phục tình trạng khớp cắn ngược.
Đi đôi với độ tiên tiến, hiện đại thì mức giá dành cho dịch vụ này cũng sẽ khá cao, đồng thời hiệu quả niềng răng không cao bằng mắc cài kim loại, phải tốn thời gian khá dài để điều trị.
Đối với khay trong suốt, bạn sẽ cần 65.000.000 - 120.000.000 VNĐ/2 hàm để có thể sử dụng.
Phẫu thuật xương hàm
Khi sử dụng dịch vụ này, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát kỹ càng, thực hiện cắt gọt, điều chỉnh và ghép nối hàm sao cho 2 hàm cân xứng, hài hòa với nhau. Người bệnh có thể thực hiện niềng răng sau khi sức khỏe đã ổn định.
Nếu khớp cắn ngược là do xương hàm hay cả răng và xương hàm thì chỉ có phương pháp phẫu thuật mới có thể khắc phục triệt để được vấn đề này.
Mức chi phí khi phẫu thuật cũng khá cao, nằm trong khoảng 80.000.000 - 150.000.000 VNĐ.
Lưu ý rằng mức chi phí này là không cố định, có thể tăng thêm nếu có vấn đề phát sinh như việc phải thực hiện thủ thuật nha khoa hay ghép xương nhân tạo khác.
Ưu điểm:
- Hiệu quả cao, có thể thấy ngay kết quả.
- Chức năng nhai được khôi phục.
- Thay đổi hình dáng khuôn mặt, hài hòa và cân đối hơn.
Nhược điểm:
- Đây là kỹ thuật khó, đòi hỏi bác sĩ có trình độ kỹ thuật cao để đưa ra kế hoạch điều trị và thực hiện phẫu thuật tốt nhất.
- Chi phí thực hiện lớn hơn so với chỉnh nha thông thường.
Phân loại khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược có thể chia thành 3 loại dưới đây:
Khớp cắn ngược do răng
Bạn có thể dễ dàng phát hiện tình trạng này khi quan sát thấy phần răng cửa phía trước của hàm bên dưới chìa ra bên ngoài một khoảng, bao trọn răng hàm bên trên. Tình trạng này thường xảy ra khi răng cửa hàm trên mọc muộn hơn so với răng hàm. Ngoài ra có thể do trẻ thường có thói quen trượt hàm sang một bên. Lúc này, xương hàm vẫn bình thường và nếu không được khắc phục sớm rất có thể sẽ bị ảnh hưởng.
Khớp cắn ngược do xương hàm
Do xương hàm bên dưới phát triển quá mạnh nhưng hàm trên thì lại yếu và chậm hơn nhiều khiến cho răng hàm trên bị thiếu hụt kích thước, luôn ở phía trong so với răng bên hàm dưới. Không những vậy, theo các bác sĩ chia sẻ thì khớp cắn ngược còn do dị tật khe hở vòm miệng và cần can thiệp như phẫu thuật chỉnh hình để có thể khắc phục.
Do cả răng và hàm
Khớp cắn ngược do cả răng và xương tức là các răng không nằm ở vị trí chính xác và sự không phù hợp giữa xương hàm trên và dưới. Điều này có thể tạo ra những vấn đề nghiêm trọng hơn so với các loại khớp cắn ngược đơn lẻ.
Hậu quả của khớp cắn ngược
Khớp cắn ngược có thể ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng và gây ra những hậu quả như:
Tự ti khi giao tiếp
Cấu trúc hàm bị phá vỡ sẽ làm ảnh hưởng đến tổng thể khuôn mặt. Lúc này nụ cười của bạn cũng sẽ không được tự nhiên và duyên dáng, khuôn mặt không được cân đối. Đây chính là lý do khiến người bệnh tự ti trong khi giao tiếp.
Khó phát âm
Hoạt động giao tiếp hằng ngày sẽ gặp trở ngại khi khuôn miệng bị lệch, méo hay hở hàm khiến khả năng phát âm của bạn bị hạn chế do nói ngọng, nói không rõ chữ hay không khép kín được khuôn miệng. Nhiều trường hợp bị nói lắp, không thể giao tiếp trôi chảy.
Nguy cơ bị sâu răng
Khớp cắn ngược sẽ dẫn tới nguy cơ sâu răng cao do men răng sẽ dễ bị mòn, khó vệ sinh hơn, thức ăn sẽ bị mắc lại trong các khe hở, tạo điều kiện thuận lợi để vi khuẩn có thể tích tụ.
Giảm khả năng nhai
Như đã chia sẻ phía trên, khớp cắn ngược là tình trạng hai hàm bị lệch nhau vì vậy nên khi ăn uống, nhai sẽ gặp khó khăn. Người bệnh khó có thể nghiền nát thức ăn như bình thường.
Khó thở, thở bằng miệng hoặc ngáy to
Khi tình trạng khớp cắn ngược đã ở mức độ nặng có thể làm rối loạn giấc ngủ của người bệnh. Lúc này, người bệnh sẽ ngáy nhiều hơn và chất lượng giấc ngủ tệ đi khá nhiều.
Qua những chia sẻ trên, chắc hẳn bạn đã nắm được những thông tin về tình trạng khớp cắn ngược. Đây là một vấn đề khá nghiêm trọng và sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi khắc phục sớm. Vậy nên hãy chú ý hơn trong quá trình hoạt động hằng ngày để có thể phát hiện cũng như kịp thời khắc phục tình trạng khớp cắn ngược.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!