Chuyên Gia Giải Đáp: Mất Răng Có Niềng Răng Được Không?
Mất răng lâu ngày ảnh hưởng tới cấu trúc khuôn hàm, nguy cơ gây ra tiêu xương hàm ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống. Chính vì vậy nhiều bệnh nhân mong muốn khắc phục tình trạng trên thắc mắc liệu có thể áp dụng phương pháp dịch chuyển răng chỉnh nha thẩm mỹ điều trị không. Để giải đáp vấn đề mất răng có niềng răng được không, bạn đọc hãy cùng tìm hiểu câu trả lời từ các chuyên gia nha khoa tại Trung Tâm ViDental Brace trong bài viết này.
Trường hợp bị mất răng có niềng răng được không?
Kỹ thuật niềng răng hay chỉnh nha thẩm mỹ cho phép tác động lực kéo – đẩy lên răng nhằm mục đích nắn chỉnh răng và kéo dịch chuyển chúng về đúng vị trí mong muốn trên hàm. Phương pháp niềng răng này được sử dụng để áp dụng điều trị với các bệnh nhân mong muốn khắc phục tình trạng răng miệng gặp vấn đề về răng hô, răng móm, răng thưa, răng khấp khểnh, hàm lệch khớp cắn,…
Phương pháp điều trị giúp dàn đều răng trên cung hàm một cách cân đối và thẳng hàng, đồng thời kéo hai hàm về đúng khớp cắn chuẩn. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp răng miệng đều có thể áp dụng nguyên lý hoạt động di chuyển răng của chỉnh nha thẩm mỹ để giải quyết các vấn đề. Vậy bị mất răng có niềng răng được không? Cùng nghe phân tích từ đội ngũ chuyên gia nha khoa chuyên sâu về niềng răng chia sẻ để tìm ra lời giải cho thắc mắc trên.
Trả lời cho câu hỏi “mất răng có niềng răng được không”, các chuyên gia nha khoa có kinh nghiệm nhiều năm điều trị niềng răng chia sẻ, mất răng không có quá nhiều ảnh hưởng đến việc thực hiện niềng răng. Trong một số trường hợp mất răng, chuyên gia khẳng định hoàn toàn có thể thực hiện niềng, thậm chí việc mất răng còn có thể giúp quá trình dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm nhanh hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với thông thường.
Trên thực tế, sẽ có đôi chút khó khăn trong quá trình thực hiện niềng răng đối với trường hợp bệnh nhân bị mất răng. Tuy nhiên, với sự tiến bộ và phát triển của trang thiết bị, máy móc trong công việc điều trị nha khoa cũng hỗ trợ phần nào quá trình thực hiện, khiến đây không còn là vấn đề ảnh hưởng quá nhiều tới khả năng chỉnh nha thẩm mỹ.
Trường hợp mất răng nào có thể niềng và không thể niềng?
Theo các chuyên gia nha khoa chỉnh nha thẩm mỹ, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề mất răng có niềng răng được không. Tùy thuộc vào tình trạng cũng mức độ của răng đã mất, bác sĩ sẽ chỉ định phương án khắc phục và lên kế hoạch điều trị niềng răng phù hợp với từng trường hợp cụ thể.
Dưới đây là các trường hợp có thể niềng và những trường hợp không nên thực hiện chỉnh nha thẩm mỹ mà bác sĩ nha khoa chỉ định:
Trường hợp mất răng có thể thực hiện niềng răng
Với những trường hợp mất 1 – 2 răng, bác sĩ có thể chỉ định thực hiện niềng răng mà không cần chuẩn bị điều trị xử lý răng miệng trước. Trong các trường hợp chỉ mất 1 – 2 răng như vậy, bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân nên thực hiện niềng kéo răng nhằm thay thế vị trí răng đã mất, đồng thời có thể bảo tồn tối đa những răng thật của chính mình.
Nếu bạn bị mất răng trong các trường hợp sau dưới đây, đừng quá lo lắng vấn đề mất răng có niềng răng được không vì bác sĩ hoàn toàn có phương án điều trị chỉnh nha dành cho bạn:
- Trường hợp 1 – Niềng kéo răng hàm số 7 bị mất:
Trong trường hợp bạn bị mất răng số 7, bác sĩ có thể thực hiện niềng kéo răng hàm số 8 (răng khôn) thay thế vị trí đã mất này. Tuy nhiên, điều kiện để có thể thực hiện niềng là phần răng số 8 hay phần răng khôn kế bên răng số 7 mọc nguyên vẹn, thẳng hàng, không bị dị dạng về kích thước cũng như chân răng. Đồng thời, phần vị trí răng đã mất và phần răng khôn niềng để thay thế vị trí cũng cần đảm bảo khỏe mạnh, không mắc bất kỳ bệnh lý nào về răng miệng.
Nếu đáp ứng được các yếu tố như trên, bác sĩ có thể hoàn toàn thực hiện niềng kéo răng hàm số 8 thay thế vị trí của răng số 7 mà không cần thực hiện phẫu thuật can thiệp phần răng đã mất.
Nếu bạn bị mất răng số 7, đừng quá lo lắng vấn đề mất răng có niềng răng được không vì hoàn toàn có phương án phù hợp giúp bạn giải quyết vấn đề này. Tuy nhiên, quá trình niềng kéo răng hàm số 8 thay thế vị trí răng số 7 bị mất rất phức tạp, đòi hỏi rất nhiều kỹ thuật cũng như kinh nghiệm điều trị của bác sĩ.
Chính vì vậy, để quá trình điều trị mang lại kết quả tốt nhất, hãy lựa chọn những bác sĩ trình độ chuyên môn, tay nghề điều trị cao và dày dặn kinh nghiệm điều trị.
- Trường hợp 2 – Niềng răng kéo khoảng khi mất răng số 6:
Nếu bị mất răng số 6 có niềng răng được không? Khi mất răng tại vị trí số 6 hay các vị trí răng hàm khác, bạn hoàn toàn có thể thực hiện điều trị chỉnh nha thẩm mỹ.
Trường hợp bị mất vị trí răng số 6 có thể tận dụng khoảng không để thực hiện niềng răng điều trị một trong các sai lệch răng ở nhóm răng cửa, ví dụ phổ biến các tình trạng răng như răng hô, răng móm, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc,… Khi này, bác sĩ có thể tận dụng phần khoảng trống đã mất từ răng số 6 để sắp xếp lại vị trí các nhóm răng cửa phía trước hoặc kéo chúng lùi về phía sau hoặc phía trước để điều trị tình trạng răng hô, răng móm, răng mọc lệch, răng mọc chen chúc trên cung hàm,…
Trong trường hợp, phần khoảng trống quá lớn, sau khi hoàn tất quá trình điều trị niềng răng, bạn có thể thực hiện phương pháp cấy ghép răng giả để lấp đầy vị trí chỗ răng còn trống.
Đối với trường hợp niềng răng đóng kín khoảng trống khi mất răng số 6, bác sĩ có thể tận dụng nhóm răng số 7 và răng số 8 để thực hiện. Tuy nhiên, điều kiện để có thể bắt đầu quá trình điều trị, cung hàm phải mọc đều đặn, phần vị trí răng số 7 và răng số 8 mọc hoàn toàn bình thường và khỏe mạnh không gặp vấn đề bệnh lý nào.
Lúc này, bác sĩ có thể kéo răng số 7 thay thế răng số 6 đã mất hoặc thực hiện kéo cả cụm răng số 7 và răng số 8 ra trước để lấp đầy khoảng trống đã mất của răng số 6. Quá trình niềng răng đóng kín khoảng trống này vừa giúp bạn xử lý được vị trí răng số 6 đã mất, vừa có thể tận dụng được răng thật điều trị mà không cần tới cấy ghép răng giả.
- Trường hợp 3 – Niềng răng thay thế vị trí răng số 4 hoặc số 5:
Răng số 4 và răng số 5 thuộc nhóm răng hàm nhỏ, trường hợp điều trị niềng răng này khá tương đồng với các trường hợp điều trị chỉnh nha thẩm mỹ mất răng hàm số 6. Nếu bạn bị mất răng số 4 hoặc răng số 5 do tác động vật lý, bệnh lý hay tuổi tác thì không cần quá lo ngại tới vấn đề mất răng có niềng răng được không.
Việc điều trị niềng răng đối với răng số 4 hoặc răng số 5 bị mất sẽ khá thuận tiện nếu bạn đang gặp phải tình trạng răng gặp vấn đề về răng hô, răng móm, răng mọc chen chúc, răng mọc lệch,… Khi này, khoảng trống bị mất của răng số 4 hoặc răng số 5 có thể được tận dụng để sắp xếp lại vị trí các răng.
Những phần răng hô, răng móm, răng mọc chen chúc, răng mọc lệch,… sẽ tác động lực để dàn đều và kéo về đúng vị trí trên khuôn hàm. Việc này giúp bạn có tận dụng được hết những khoảng trống răng bị mất và các răng thật để điều trị mà không cần tới việc phẫu thuật phục hình răng.
- Trường hợp 4 – Niềng kéo răng thay thế vị trí răng số 3:
Trường hợp mất răng số 3 có niềng được không? Đây một trong những thắc mắc rất nhiều bệnh nhân hỏi bác sĩ điều trị chỉnh nha thẩm mỹ liên quan tới vấn đề mất răng có niềng răng được không.
Trên thực tế, khi điều trị chỉnh nha thẩm mỹ với các trường hợp bệnh nhân răng gặp vấn đề với răng mọc lệch, răng khấp khểnh, răng hô, răng mọc chen chúc,… sẽ chỉ định thực hiện nhổ răng để tạo khoảng trống hỗ trợ quá trình răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm.
Những răng được lựa chọn nhổ thường nằm tại vị trí răng số 4 hoặc răng số 5. Đây là những vị trí răng có tham gia vào hoạt động ăn uống hàng ngày cũng như không quá ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ. Chính vì vậy, khi bệnh nhân điều trị niềng mất răng số 3, bác sĩ có thể tận dụng khoảng trống mà răng để lại thực hiện chỉnh nha mà không cần thực hiện nhổ răng số 4 hoặc răng số 5.
Trường hợp mất răng số 3, bạn hoàn toàn yên tâm có thể thực hiện niềng răng. Không những vậy, quá trình niềng có thể bảo vệ tốt được những răng thật mà vẫn lấp đầy vị trí răng số 3 đã mất, hoàn toàn không gây biến chứng hay ảnh hưởng tới sức khỏe.
Mỗi trường hợp mất răng khi niềng sẽ có những phương pháp và quá trình điều trị phù hợp. Điều trị niềng răng khi mất 1 – 2 răng vẫn đảm bảo mang lại kết quả hàm răng đều đặn, thẳng hàng. Do đó, bạn đừng quá lo lắng về việc mất răng có niềng răng được không.
Trường hợp không thể niềng răng khi bị mất răng
Không phải mọi trường hợp mất răng đều có thể thực hiện niềng răng. Với các trường hợp mất răng, theo chia sẻ từ các chuyên gia nha khoa chỉ có thể thực hiện nếu bệnh nhân chỉ gặp vấn đề mất 1 – 2 răng tại trên cung hàm. Lúc này, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp kéo niềng răng để dịch chuyển các răng thật lấp đầy khoảng trống răng đã mất.
Đối với trường hợp bệnh nhân sau bác sĩ xem xem xét, đánh giá tình trạng sức khỏe răng miệng và thường khuyến cáo không nên thực hiện niềng răng, cụ thể bao gồm:
- Trường hợp mất nhiều răng: Với các trường hợp bệnh nhân mất nhiều răng hoặc mất răng toàn hàm, bác sĩ khuyến cáo không điều trị niềng răng. Thông thường, với các tình trạng này, bác sĩ sẽ khuyến cáo nên tìm hiểu và thực hiện điều trị cấy ghép phục hình răng cho các bệnh nhân.
- Bệnh nhân có tiền sử bệnh lý sức khỏe: Trong trường hợp bệnh nhân bị tiêu xương hàm mức độ nặng, có tiền sử bệnh lý liên quan tới tim mạch, tiểu đường, rối loạn đông máu thì bác sĩ sẽ chỉ định không nên điều trị bất kỳ phương pháp chỉnh nha nào để bảo vệ sức khỏe.
Quy trình thực hiện chỉnh nha cho người bị mất răng
Qua những thông tin phân tích được chia sẻ từ các chuyên gia nha khoa, chắc hẳn bạn đọc cũng đã có lời giải đáp cho câu hỏi “mất răng có niềng răng được không”. Vậy quy trình thực hiện chỉnh nha dành cho người bị mất răng thế nào, có phức tạp không?
Quy trình các bước thực hiện chỉnh nha thẩm mỹ cho người bị mất răng khá phức tạp so với quy trình niềng răng thông thường. So với các trường hợp điều trị niềng răng với tình trạng răng miệng bình thường thì chỉnh nha thẩm mỹ sẽ tốn nhiều thời gian và nhiều công đoạn thực hiện hơn, cụ thể như sau:
- Bước 1 – Khám tổng quát răng miệng và xây dựng phát đồ điều trị:
Thông thường, với điều kiện sức khỏe răng miệng bình thường, bác sĩ cần thực hiện chụp phim răng để xem xét, đánh giá tình trạng các răng cần niềng và hình dung quá trình dịch chuyển chúng về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân mất răng khi thực hiện niềng, bác sĩ cần đánh giá sâu hơn về tình trạng vị trí răng bị mất có đủ khoảng trống niềng không, cần đặt mắc cài kéo vị trí nào và thể tích cũng như tình trạng xương hàm tại vị trí răng đã mất có đáp ứng được quá trình niềng không.
Thông qua thông tin, kết quả phân tích chi tiết về tình trạng răng, bác sĩ tính toán kế hoạch và lên phác đồ điều trị gồm phương pháp niềng, thời gian điều trị, chi phí và các phương án phục hồi sức khỏe răng miệng nếu có.
- Bước 2 – Phục hồi sức khỏe răng miệng:
Trong trường hợp các vấn đề với việc răng bị mất như phần xương hàm tại vị trí răng mất quá yếu, không đủ mật độ xương hay bị tổn thương tiêu biến nhiều hoặc các phần răng chỉ định niềng gặp bệnh lý ảnh hưởng tới quá trình điều trị, bác sĩ sẽ cần chỉ định thực hiện quy trình phục hồi sức khỏe.
Điều này giúp đảm bảo được các yếu tố ảnh hưởng tới thời gian cũng như kết quả điều trị ở trạng thái tốt nhất. Quá trình có thể kéo dài khoảng 3 tháng hoặc lâu hơn với từng trường hợp răng miệng cụ thể.
- Bước 3 – Bắt đầu quá trình điều trị niềng răng:
Sau quá trình phục hồi và đảm bảo các yếu tố về sức khỏe răng miệng trong điều kiện trạng thái khỏe mạnh, tốt nhất. Khi này, bác sĩ có thể tiến hành quá trình điều trị niềng răng cho bệnh nhân bị mất răng như bình thường.
- Bước 4 – Duy trì và đánh giá kết quả điều trị:
Quá trình niềng răng thường kéo dài từ 12 – 36 tháng tùy vào tình trạng răng, chế độ chăm sóc răng cũng như kỹ thuật điều trị của bác sĩ. Sau khoảng thời gian này, bác sĩ chỉ định tháo niềng, bạn sẽ phải đeo niềng duy trì để răng được cố định, kết quả niềng răng được lâu dài.
Phương pháp niềng răng phù hợp cho người bị mất răng
Về vấn đề “mất răng có niềng răng được không”, có 2 phương pháp phổ biến được áp dụng điều trị với trường hợp bệnh nhân bị mất răng, cụ thể bao gồm:
Phương pháp niềng răng mắc cài
Phương pháp này sử dụng hệ thống mắc cài và dây cung để kéo răng lại với nhau. Các bác sĩ thường áp dụng phương pháp điều trị này trong trường hợp bệnh nhân mất 1 – 2 răng để kéo những cụm răng thay thế vị trí răng đã mất mà không cần thực hiện cấy ghép răng giả. Các răng được tác động lực kéo lại gần nhau, lấp đầy những khoảng trống mà răng mất để lại giúp các trường hợp răng mọc chen chúc, răng mọc lệch được dàn đều, không bị xô lệch.
Niềng răng mắc cài có nhiều phương thức cũng như chất liệu mắc cài khác nhau, tùy vào nhu cầu, khả năng tài chính bạn có thể lựa chọn phù hợp.
Phương pháp niềng răng không sử dụng mắc cài
Phương pháp này không sử dụng mắc cài, thay vào đó là khay niềng được thiết kế riêng với cấu trúc răng của bệnh nhân nhằm tác động dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm. Đây là giải pháp có tính thẩm mỹ cao và linh hoạt trong sinh hoạt cuộc sống nên được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng sử dụng.
Một vài lưu ý trong trường hợp bạn bị mất răng
Mất răng có thể ảnh hưởng tới tính thẩm mỹ, sức khỏe, sinh hoạt ăn uống, nguy cơ tiềm ẩn phát sinh các bệnh liên quan tới răng miệng nguy hiểm. Vì thế khi mất một răng, nhiều răng hoặc răng toàn hàm, bạn cần chú ý tới các vấn đề sau:
- Tìm phương án khắc phục tình trạng mất răng: Tình trạng mất răng sớm được khắc phục và điều trị sẽ giúp bạn giảm thiểu các biến chứng như tiêu xương hàm, viêm nhiễm chân răng, sâu răng,… Chính vì vậy, khi bị mất răng do bất kỳ nguyên nhân nào, hãy tìm kiếm phương pháp khắc phục sớm nhất để răng miệng luôn khỏe mạnh.
- Thay đổi thói quen trong sinh hoạt ăn uống và chăm sóc răng miệng: Với các trường hợp mất răng do vấn đề vệ sinh và thói quen sinh hoạt ăn uống không lành mạnh, hãy thay đổi trước khi gây ra các biến chứng răng miệng không thể kiểm soát. Việc chăm sóc răng miệng và có thói quen dinh dưỡng khoa học sẽ giúp không chỉ hàm răng luôn trong trạng thái tốt nhất mà còn giúp cơ thể được khỏe mạnh.
Hy vọng, với những phân tích chia sẻ trong bài, bạn đọc đã tìm được lời giải cho câu hỏi “mất răng có niềng răng được không”. Đồng thời, hiểu thêm về các phương pháp cũng như trường hợp có thể điều trị chỉnh nha thẩm mỹ để có những phương án chăm sóc răng miệng phù hợp. Nếu bạn còn có thêm thắc mắc liên quan tới răng miệng, hãy liên hệ tới Trung Tâm ViDental Brace để được hỗ trợ tư vấn nhanh chóng từ đội ngũ chuyên gia nha khoa dày dặn kinh nghiệm.
hãy là người tiếp theo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!