Niềng Răng Có Ảnh Hưởng Gì Đến Thần Kinh Hay Không?
Niềng răng ngày nay là một trong những phương pháp chỉnh nha được nhiều người lựa chọn nếu bẩm sinh sở hữu một hàm răng không đúng chuẩn. Có nhiều thắc mắc liên quan đến chi phí của từng loại niềng cũng như ảnh hưởng của niềng răng đến bệnh nhân. Bài viết sau đây sẽ giải đáp câu hỏi “niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh không?” và cung cấp những thông tin liên quan.
Giải đáp: Niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh không?
Trên thực tế các phương pháp niềng răng không gây ảnh hưởng trực tiếp đến thần kinh. Về bản chất, quá trình niềng răng chỉ tác động lực lên răng để dịch chuyển chúng trên hàm sao cho về đúng vị trí chuẩn mà không hề có bất kỳ mối liên kết nào với các dây thần kinh.
Trong quá trình niềng răng, bác sĩ là người phải tính toán chính xác và lên kế hoạch chi tiết lộ trình điều trị để mang lại kết quả tốt nhất. Lực siết tác động lên hàm răng cần được kiểm soát sao cho phù hợp nhất để răng dịch chuyển theo hướng mong muốn mà không gây ra tổn thương đến mô nướu hay các tổ chức xung quanh răng. Lực tác động này rất nhẹ và cần một khoảng thời gian dài để phát huy được hiệu quả tốt nhất.
Niềng răng có ảnh hưởng gì đến các bộ phận khác không?
Nhìn chung, niềng răng đúng cách và đúng quy trình được xác thực là không ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh; nhưng lại ảnh hưởng đến các bộ phận khác. Theo quan sát, bộ phần bị ảnh hưởng nhiều nhất chính là phần hàm, nhưng bạn có thể an tâm bởi đây sẽ là những tác động tích cực, không gây nên những hậu quả xấu cho cơ thể và khả năng sinh hoạt hằng ngày.
Chỉnh nha ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ gương mặt
Thực tế cho thấy sau khi niềng răng, khá nhiều trường hợp khuôn mặt bệnh nhân trở nên xinh đẹp hơn, mũi trông thanh thoát hơn, cằm gọn hơn và tổng thể khuôn mặt cân đối hơn rất nhiều. Đó thật sự là những thay đổi tích cực có thể trông thấy rõ. Nhờ việc niềng răng, hàm răng được cải thiện đều đẹp hơn, cung hàm trên và hàm dưới được chỉnh hình cho đúng tỷ lệ đã tạo ra sự hài hòa mà hàm răng bẩm sinh chưa có được.
Niềng răng hay chỉnh nha có những tác động dẫn đến việc thay đổi tổng thể khuôn mặt nhưng cũng có thể không thay đổi. Điều này tùy thuộc vào cấu tạo, tình trạng răng và nhiều yếu tố khác. Dưới đây là giải thích cho tình trạng này của các bác sĩ nha khoa:
- Thay đổi trước và sau khi niềng ở cấu trúc khuôn mặt: Có trường hợp trước khi niềng, tình trạng sai lệch khớp cắn thấy rõ, 2 hàm trên và dưới không khớp nhau dẫn đến hai bên khuôn mặt bị lệch thấy rõ, sau khi niềng răng được nắn chỉnh khuôn hàm đúng chuẩn và đúng tỷ lệ làm cho hai bên mặt đều nhau, khuôn mặt lúc này sẽ cân đối, hài hòa, đẹp hơn trước niềng.
- Thay đổi trước và sau khi niềng ở phần mũi: Trường hợp mũi có thể thay đổi nếu trước khi niềng bệnh nhân có tình trạng hô răng, khi hàm trên được kéo vào thì hàm răng sẽ về đúng chuẩn, mũi lúc này cũng sẽ thanh thoát và cao hơn thấy rõ.
- Thay đổi trước và sau khi niềng ở phần cằm: Nhiều người niềng răng xong bỗng sở hữu một chiếc cằm V-line thon gọn. Điều này là bởi quá trình niềng đã được thực hiện nâng khớp, kéo hàm dưới lùi về sau hoặc răng hàm dưới được dàn đều ra trên toàn bộ khuôn hàm nên sau niềng phần cằm sẽ thon gọn và trông dài ra thấy rõ.
Niềng răng dẫn đến tình trạng hóp má
Trên nguyên lý chỉnh nha tự nhiên, niềng răng sẽ không gây ra tình trạng hóp má. Tuy nhiên, trên thực tế trong quá trình niềng răng vẫn gây hóp má ở một số người, nguyên nhân gây ra vô cùng đa dạng.
Sau đây là các nguyên nhân thường thấy và cách khắc phục tình trạng này:
- Hóp má khi niềng do bị mất răng lâu ngày: Bệnh nhân bị mất răng lâu ngày và không được phục hồi bằng cách cắm trụ Implant hoặc trồng răng giả sẽ là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hóp má bởi tiêu xương ổ răng. Đối với trường hợp này, bạn cần trao đổi cụ thể với bác sĩ để được tiến hành thực hiện trồng Implant ở vị trí răng bị mất, ngăn tình trạng tiêu xương ổ răng và hóp má ngày một nặng thêm.
- Do thói quen ăn nhai hằng ngày: Khi niềng răng nếu bệnh nhân lười ăn nhai, hoặc có thời quen chỉ tập trung nhai 1 bên thì phần hàm ít nhai hơn sẽ bị teo cơ, các cơ chùng xuống dần và gây nên tình trạng hóp má. Chính vì thế, khi niềng bạn nên ăn nhai đều 2 bên hàm để đảm bảo hàm phát triển cân đối, má cũng đầy đặn, không bị hóp.
- Hóp má do chế độ sinh hoạt, ăn uống, nghỉ ngơi: Nếu bệnh nhân không ăn uống đều đặn, đủ chất, thường xuyên bỏ bữa, thường xuyên stress và nghỉ ngơi giờ giấc không hợp lý liên tục sẽ là nguyên nhân gây hóp má. Chính vì vậy, bạn cần điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt đảm bảo thật khoa học và phù hợp bản thân.\
Xem thêm: Niềng Răng Bị Hóp Má: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý
Niềng răng dẫn đến tình trạng tụt lợi
Khi niềng răng, một số vấn đề không mong muốn vẫn sẽ xảy ra nếu không có biện pháp chăm sóc tốt, trong đó việc tụt lợi không còn là điều xa lạ. Nhiều bệnh nhân vẫn thường bị tụt lợi trong quá trình chỉnh nha này bởi các nguyên do sau:
- Tụt lợi bởi các bệnh lý răng miệng liên quan trong khi niềng: Trong quá trình niềng nếu răng gặp tình trạng viêm lợi hay viêm nha chu thì răng sẽ trở nên yếu dần và nhạy cảm hơn, dễ dẫn đến vấn đề tụt lợi khi niềng. Lúc này, bệnh nhân cần liên hệ sớm với bác sĩ để được chữa trị kịp thời.
- Do có nhiều mảng bám vôi răng: Vôi răng tích tụ nhiều, lâu ngày không được làm sạch sẽ sản sinh vi khuẩn và làm cho răng gặp các bệnh lý như viêm nướu, sâu răng, viêm nha chu,… Tình trạng không xử lý kịp thời sẽ bị tụt nướu. Vì thế, khi niềng răng bạn cần phải vệ sinh răng miệng thật cẩn thận và sạch sẽ.
- Gây ra do chải răng không đúng cách: Nhiều bệnh nhân thường xuyên chải răng theo chiều ngang với lực tác động mạnh, lâu ngày sẽ khiến cho cổ chân răng bị bào mòn và phần lợi sẽ bị tụt dần xuống, chân răng bị lồi ra, răng từ đó cũng dần trở nên nhạy cảm hơn và dễ bị ê buốt hơn. Vì thế, bệnh nhân cần chải răng đúng kỹ thuật, chải nhẹ nhàng theo hình tròn để tránh bị tụt lợi khi niềng.
Xem thêm: Niềng Răng Bị Tụt Lợi Nguyên Nhân, Tác Hại Và Cách Khắc Phục
Những tác hại xảy đến khi chỉnh nha không đúng cách?
Nhiều người thường có những băn khoăn về ảnh hưởng của niềng răng đến khuôn mặt và sức khỏe nói chung, đồng thời lo lắng liệu thủ thuật này có hại gì không. Phía trên đã giải đáp cho câu hỏi “niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh không”, tuy nhiên mối lo ngại về các ảnh hưởng tiêu cực khác của thủ thuật nha khoa không được thực hiện đúng quy chuẩn y tế vẫn tồn tại.
Về vấn đề này, các bác sĩ luôn cảnh báo rằng niềng răng không đúng cách gây ra có thể dẫn đến những tác hại hoặc biến chứng như sau:
- Sâu răng: Khi niềng răng, bệnh nhân gặp nhiều khó khăn khi vệ sinh hơn thông thường; nguyên do đến từ việc bàn chải đánh răng thường dùng khó có thể vệ sinh kỹ đến các ngóc ngách trong kẽ răng. Điều này dẫn đến nguy cơ cao bị sâu răng. Đối với các bệnh nhân niềng răng, các bác sĩ khuyên nên làm sạch răng kỹ lưỡng 2 lần/ngày, ngoài ra nên sử dụng kết hợp bàn chải kẽ răng. Bạn có thể cân nhắc để sử dụng máy xịt tăm nước để răng hàm được vệ sinh sạch sẽ hơn.
- Mất men răng tự nhiên: Đối với người niềng răng, việc thực hành vệ sinh răng miệng tốt vô cùng quan trọng. Tình trạng vệ sinh răng kém không chỉ có thể gây sâu răng, mẻ răng mà còn làm xuất hiện các vết trắng đục lốm đốm trên răng. Điều này xảy ra bởi các vi khuẩn làm mất đi các khoáng chất tự nhiên vốn có trên men răng, đặc biệt là Canxi, từ đó gây nên tình trạng ố vàng, loang lổ và dễ bị sâu, nứt răng.
- Phản ứng dị ứng: Nhiều bệnh nhân nhạy cảm còn có thể gặp phải vấn đề phản ứng dị ứng với dây thun cao su latex được sử dụng nhiều trong niềng răng hoặc khí cụ kim loại. Bạn nên thông báo ngay với nha sĩ nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng dị ứng nào xảy đến để được chỉ định và sử dụng các sản phẩm khác thay thế lành tính hơn.
- Bị tụt lợi: Tụt lợi cũng là một trong những vấn đề phổ biến đến với người bệnh nếu lực kéo răng của bác sĩ điều chỉnh không phù hợp. Trường hợp mắc cài không tương xứng với tình trạng răng cũng như lực kéo răng quá mạnh, vượt quá sức chịu đựng của răng và nướu kéo dài khiến cho răng bị lung lay, suy yếu dần. Điều này sẽ dẫn đến biến chứng bệnh nhân niềng răng bị tụt lợi, lâu ngày sẽ nặng hơn và có nguy cơ mất răng.
- Tiêu chân răng: Thủ thuật niềng răng không đúng cách sẽ khiến bạn có thể phải đối mặt với nguy cơ tiêu chân răng. Tiêu chân răng (root resorption) được định nghĩa là tình trạng chân răng bị tiêu ngắn, yếu đi lại trong khoảng thời gian niềng răng. Trên thực tế, điều này sẽ thường không quá ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng nói chung, do chân răng chỉ bị tiêu nhỏ một phần. Với một số trường hợp hiếm gặp, bệnh nhân có thể bị tiêu mất đến 50% chân răng, điều này gây ra những thay đổi đáng kể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe răng miệng lâu dài của họ.
- Cứng khớp hàm: Chứng cứng khớp (Ankylosis) có thể nói là tình trạng hiếm gặp có thể xảy đến do chân răng tích hợp vào xương. Đối với vấn đề này, răng không thể dịch chuyển dù đã niềng răng và tất cả các răng xung quanh cũng sẽ bắt đầu di chuyển xung quanh, kết quả gây ra các hở răng lớn. Tình trạng này khá khó dự đoán, thường phải được xác định thông qua chụp X-quang và kiểm tra sức khỏe lâm sàng.
- Hóp má: Bệnh nhân niềng răng bị hóp má do kỹ thuật chỉnh nha không đúng. Một số trường hợp bác sĩ không có tay nghề chuyên môn tốt, kinh nghiệm còn non kém cùng với vấn đề vật dụng nha khoa thô sơ, lực kéo lại quá mạnh sẽ làm răng lung lay, mất răng và gây nên tình trạng hóp má ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Chính bởi lý do đó, chọn một đơn vị nha khoa uy tín để được thăm khám, tư vấn và tiếp nhận điều trị khi niềng răng là điều vô cùng quan trọng.
- Răng chạy về vị trí cũ: Theo nghiên cứu, dù đây không phải là tác hại của niềng răng, nhưng tình trạng răng dịch chuyển chạy về vị trí cũ là vấn đề phổ biến thường thấy sau khi tháo niềng. Nếu bệnh nhân không đeo hàm duy trì (Retainer) thường xuyên, răng dễ dàng trở về chỗ ban đầu trước khi niềng.
Mặt bị biến dạng tùy theo mức độ
Như một vài thông tin bạn có thể bắt gặp được ở các phương tiện đại chúng hoặc qua tư vấn của các đơn vị/tổ chức chuyên về nha khoa: Niềng răng là việc dịch chuyển các răng do có lực tác động theo thời gian có thể thấy rõ sau khi hoàn thành liệu trình. Tuy nhiên, răng cũng đóng vai trò tương đối quan trọng trong việc cấu thành tỷ lệ khuôn mặt cân đối. Do đó, nếu niềng sai cách, hậu quả sẽ là những biến dạng không mong muốn khó lường đến được. Đây còn được xem là mối lo nghiêm trọng và phổ biến hơn cả “niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh không?”.
Răng có thể bị chết tủy
Trường hợp bạn may mắn lựa chọn được nơi đảm bảo về cả chất lượng dịch vụ, độ uy tín cũng như chuyên môn của bác sĩ là bạn có thể an tâm về kết quả. Tuy nhiên, nếu chẳng may niềng răng tại các cơ sở nha khoa không uy tín, chất lượng không được đảm bảo, tay nghề nha sĩ chỉ ở mức tạm và có thể có nhiều lỗ hổng kiến thức thì nguy hiểm đi kèm hoàn toàn có thể xảy ra.
Bệnh nhân có thể gặp phải tình trạng lòi chân răng, viêm nướu răng, viêm chân răng hoặc tình huống nghiêm trọng hơn có thể kể đến là viêm tuỷ hay gây “chết tủy”. Đây là điều còn đáng ngại và nghiêm trọng hơn cả nỗi lo “niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh không”.
Rụng răng sớm
Điều cơ bản nhất trong việc thay đổi vị trí của từng chiếc răng chính là phần chân răng do có tác động của lực được dịch chuyển với biên độ nhẹ trong thời gian dài. Đối với một số đơn vị nha khoa muốn tiết kiệm chi phí hoặc bác sĩ không có chuyên môn tốt thì sẽ hiệu chỉnh cho công cụ niềng cho lực mạnh hơn với hy vọng hiệu quả đến nhanh hơn.
Tuy nhiên, tuy có nhiều lợi ích về thời gian nhưng điều này cũng vô cùng nguy hại về lâu dài cũng và cũng không đảm bảo được tính ổn định với răng. Chân răng có thể bị tổn thương vô cùng nặng, suy yếu đi trông thấy và dễ rụng sớm.
Như vậy, nếu quy trình chỉnh nha được thực hiện đúng cách thì hiệu quả mang lại sẽ được đảm bảo và lợi ích vô cùng nhiều; tuy nhiên, chỉ cần quá trình niềng răng làm sai một bước trong quy trình của Bộ y tế cũng như chỉ định chuyên khoa thì các vấn đề tổn hại đến răng kéo theo rất nhiều đến rủi ro trầm trong khác. Những vấn đề này còn đáng sợ và đáng lo ngại hơn hơn nỗi lo “niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh không” mà nhiều khách hàng quan tâm.
Lưu ý cách để giảm thiểu rủi ro khi niềng răng
Niềng răng ngày nay là một trong những phương pháp chỉnh nha phức tạp nhất trong nha khoa. Để sở hữu một hàm răng đều đẹp, đúng chuẩn và như ý, người bệnh cần bỏ ra một khoản chi phí và khoảng thời gian không nhỏ (từ 2 – 3 năm hoặc thậm chí nhiều hơn lên đến 4 – 5 năm) để sở hữu được một hàm răng đều, sáng, đẹp, cộng thêm nhiều vướng víu, đau đớn trong thời gian đeo các khí cụ niềng răng và mỗi lần đến nha sĩ.
Chính vì vậy, bệnh nhân nên chú ý những điều sau đây trong thời gian niềng răng để có được kết quả hoàn thiện tốt nhất:
- Tránh ăn các món ăn dính, dai, ngọt. Hạn chế nhai kẹo cao su cũng như ăn các thức ăn cứng như ổi, bánh cứng bởi các loại thực phẩm này có thể phá vỡ dây và khung nẹp thậm chí là bung mắc cài.
- Tránh uống các thức uống có ga, nước ngọt có màu, nước ép trái cây vì những loại đồ uống này có nhiều đường và axit dễ dẫn đến ăn mòn răng và sâu răng.
- Nên cắt nhỏ thức ăn, ăn đồ ăn mềm, lỏng, uống nước ngọt và các loại đồ uống có màu cần dùng ống hút. Sau khi ăn chú ý việc làm sạch răng bởi mảnh nhỏ thức ăn dễ bị tích tụ và bám lại trong các bộ phận của nẹp răng.
- Quan trọng nhất, bạn cần giữ cho niềng răng thật sạch sẽ sau mỗi bữa ăn bởi nó giúp tình trạng viêm nướu răng, sâu răng có thể xảy đến với bạn hay răng xuất hiện các đốm trắng. Vấn đề quan trọng nhất khi có niềng răng đó là giữ cho niềng răng và răng miệng sạch sau mỗi bữa ăn, nó giúp bạn tránh được tình trạng sâu răng, viêm nướu răng, hay trên răng xuất hiện các đốm trắng.
- Nên đánh răng sau mỗi bữa ăn 1 giờ là tốt nhất, nên chú ý đến răng và nướu.
- Đối với loại niềng răng tháo lắp được, bệnh nhân nên vệ sinh niềng sạch sẽ bằng nước sạch, bàn chải và kem đánh răng trước và sau khi đeo niềng.
- Đến thăm khám ở nha khoa theo lịch hẹn trước. Thông thường, lịch hẹn tái khám sẽ là 3 – 4 tuần đối với các loại niềng răng mắc cài, 6 tuần đối với niềng răng bằng khay Invisalign. Việc thăm khám đúng hẹn sẽ đảm bảo được kết quả hoàn thiện tốt lại không bị mất thời gian và gây khó chịu cho bệnh nhân.
- Bệnh nhân nên đánh răng hay vệ sinh niềng răng bằng các loại kem đánh răng có chất Fluoride làm sạch, nước súc miệng chuyên dụng hoặc tăm nước.
- Nếu gặp bất cứ trở ngại nào trong quá trình niềng, bạn cần cho bác sĩ biết sớm.
Ngoài ra, để không lãng phí thời gian, bạn cần tìm một địa chỉ uy tín với đội ngũ y bác sĩ điều trị có trình độ chuyên môn tốt với các chính sách bảo hành cam kết tốt nhất cho kết quả cuối cùng. Việc tìm được 1 người bác sĩ giỏi lại tận tâm và nha khoa uy tín, đáp ứng được đầy đủ các tiêu chí về kỹ thuật thực hiện, chế độ chăm sóc, cơ sở sở vật chất và công nghệ hiện đại là điều hết sức quan trọng. Sau đây là những vấn đề bạn cần đặc biệt chú ý xem trọng khi lựa chọn địa chỉ nha khoa:
- Trình độ và tay nghề y bác sĩ thực hiện.
- Chứng nhận hoạt động của đơn vị nha khoa.
- Trang thiết bị được sử dụng.
- Xuất xứ, nguồn gốc của mắc cài được sử dụng.
- Các chính sách bảo hành, bảo hiểm khi chữa trị.
- Chi phí chi trả trong suốt quá trình điều trị.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng và khám, chữa bệnh.
Trên đây là lời giải đáp chi tiết về thắc mắc đang được nhiều người quan tâm “niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh không”. Hy vọng bài viết của Trung Tâm ViDental Brace sẽ giúp ích được cho quý khách hàng đang quan tâm đến niềng răng, lo ngại về vấn đề ảnh hưởng đến thần kinh cũng như ảnh hưởng của niềng răng đến tổng thể sức khỏe răng miệng.
hãy là người tiếp theo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!