Răng Chạy Lại Sau Khi Tháo Niềng: Nguyên Nhân, Hướng Xử Lý
Răng chạy lại sau khi tháo niềng là tình trạng một số người gặp phải, thường xuất phát từ nguyên nhân sử dụng hàm duy trì không đúng cách. Để khắc phục cần có chỉ dẫn từ bác sĩ và khí cụ chỉnh nha hỗ trợ. Những thông tin chi tiết về tình trạng này và hướng giải quyết, chung tôi sẽ cung cấp trong bài viết dưới đây, mời các bạn cùng theo dõi.
Làm sao nhận biết răng bị chạy lại sau khi tháo niềng?
Răng chạy lại sau khi tháo niềng được biết là tình trạng răng bắt đầu dịch chuyển lại vị trí ban đầu sau khi tháo mắc cài và các khí cụ chỉnh nha cố định. Để tạo sự thoải mái hơn trong quá trình ăn uống và sinh hoạt, khi các răng đã ở đúng vị trí và ổn định, các bác sĩ sẽ tháo mắc cài. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chân răng có thể bị dịch chuyển lại làm tái phát hô, vẩu, thưa, lệch lạc,…
Mặc dù không phải tình trạng quá phổ biến, nhưng cũng không ít người gặp phải sau khi tháo niềng. Tình trạng này nếu không được xử lý sớm thì toàn bộ răng sẽ bị dịch chuyển sai lệch khớp cắn và kéo theo nhiều hệ lụy khác. Chính vì vậy, sau khí tháo niềng các bạn cần chú ý theo dõi kỹ các biểu hiện của răng để kịp thời có biện pháp khắc phục trong thời gian ngắn nhất.
Dưới đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết tháo niềng răng bị chạy lại:
- Cảm nhận được chân răng bị lung lay, lỏng lẻo.
- Nhận thấy vị trí của răng đang có sự dịch chuyển đáng kể.
- Các răng bị thưa, thụt lùi, hay nhô ra bất thường.
XEM CHI TIẾT: Răng Lung Lay Khi Niềng Nguyên Nhân Do Đâu? Có Ảnh Hưởng Sức Khỏe Không?
3 nguyên nhân chính làm răng chạy lại sau khi tháo niềng
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha sử dụng các khí cụ nha khoa như mắc cài, dây cung và máng niềng trong suốt để nắn chỉnh răng về đúng vị trí như mong muốn. Phương pháp này giúp tạo ra lực kéo ổn định và dần dịch chuyển răng ở trên cung hàm. Nhờ đó các tình trạng răng hô, móm, thưa, lệch lạc, hay những sai lệch về khớp cắn đều được khắc phục hiệu quả.
Thông thường, các bạn cần đeo niềng trong khoảng thời gian từ 1 – 3 năm tùy vào mức độ phức tạp, sau đó mới được tháo niềng. Bên cạnh đó, trước khi kết thúc quá trình chỉnh nha, các bác sĩ cần kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng, xem đã thật sự ổn định hay chưa. Điều này nhằm mục đích hạn chế tối đa tình trạng răng niềng xong chạy lại vị trí ban đầu, giảm hiệu quả chỉnh nha.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào chỉnh nha cũng mang lại hiệu quả như mong muốn. Thực tế có một số trường hợp niềng răng xong bị chạy lại làm giảm hiệu quả, tốn kém chi phí điều trị. 3 nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng này bao gồm:
Không đeo hàm duy trì
Các bác sĩ chỉ định khách hàng sau khi tháo niềng đeo hàm duy trì nhằm giữ ổn định cho răng, ngăn tình trạng răng chạy lại và duy trì kết quả tối ưu. Thời gian sử dụng hàm duy trì kéo dài bao lâu sẽ phục thuộc vào việc bác sĩ kiểm tra và nhận thấy xương hàm, cũng như răng đã cố định hoàn toàn chưa.
Do bác sĩ tay nghề kém làm răng chạy lại sau khi tháo niềng
Trong quá trình chỉnh nha, nếu bác sĩ điều chỉnh lực quá mạnh hoặc quá yếu có thể làm răng dịch chuyển sai, sau đó khi niềng răng xong bị chạy lại vị trí ban đầu. Chính vì thế, bạn cần lựa chọn những địa chỉ nha khoa niềng răng uy tín, để đảm bảo được niềng răng bởi bác bác sĩ có trình độ chuyên môn, tay nghề cao.
Ảnh hưởng bởi thói quen xấu
Bên cạnh các nguyên nhân trên, răng chạy lại sau khi tháo niềng còn do ảnh hưởng của nhiều thói quen xấu khác như:
- Thường chỉ nhai cố định 1 bên hàm.
- Nghiến răng khi ngủ.
- Chống cằm.
- Gặp phải chấn thương, tai nạn.
- Thở bằng miệng.
- Đẩy lưỡi.
Những thói quen này có thể làm răng dịch chuyển răng đến các vị trí không mong muốn. Bên cạnh làm răng chạy lại sau khi tháo niềng, các thói quen xấu còn làm tăng nguy cơ mòn men răng, viêm tủy răng, sâu răng,…
Nhìn chung với những nguyên nhân trên, các bạn có thể hoàn toàn ngăn chặn được tình trạng niềng răng bị chạy lại. Theo đó, các bạn chỉ cần tuân thủ theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ về việc đeo hàm duy trì và lựa chọn đơn vị nha khoa uy tín thì hoàn toàn không cần lo lắng về vấn đề sai lệch khi chỉnh nha.
Hướng dẫn cách xử lý răng bị chạy sau niềng
Tình trạng răng chạy lại sau khi tháo niềng không phải hiếm gặp, theo các chuyên gia nha khoa nếu được phát hiện sớm hoàn toàn có thể cải thiện được. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp chủ quan, cần phải niềng răng lại mới duy trì được kết quả.
Để có thể khắc phục tốt nhất tình trạng trên, các bạn có thể áp dụng theo một số biện pháp dưới đây:
Sử dụng hàm duy trì
Dùng hàm duy trì đúng cách theo hướng dẫn của bác sĩ là cách hiệu quả nhất giúp cải thiện tình trạng răng bị chạy lại sau khi tháo niềng. Hiện nay ngoài loại hàm duy trì cố định gắn cố định vào răng, các bạn có thể dùng hàm tháo lắp để thuận tiện hơn trong quá trình ăn uống, vệ sinh răng miệng.
Thời gian đầu khi mới sử dụng, bạn nên đeo khí cụ liên tục để đạt được hiệu quả tốt nhất. Sau đó khi cấu trúc răng đã ổn định, các bạn có thể giảm bớt thời gian sử dụng. Tùy từng tình trạng răng miệng, bác sĩ sẽ chỉ định dùng loại hàm duy trì từ 6 đến 12 tháng. Với đối tượng trẻ nhỏ, thời gian được khuyến khích sử dụng khí cụ này sẽ kéo dài hơn do với răng hàm đang phát triển, vì vậy dễ gặp phải tình trạng dịch chuyển đến những vị trí không mong muốn.
Chăm sóc răng miệng hợp lý
Để duy trì được kết quả chỉnh nha một cách tối ưu, các bạn cần xây dựng cho bản thân biện pháp chăm sóc răng miệng thật hợp lý. Bên cạnh đó, việc chăm sóc đúng cách còn giúp phòng ngừa các bệnh lý nha khoa và bảo vệ sức khỏe răng miệng thật tốt.
XEM CHI TIẾT: Hướng Dẫn Vệ Sinh Răng Niềng Đúng Cách Để Bảo Vệ Răng Hiệu Quả
Một số biện pháp chăm sóc răng miệng hợp lý sau khi niềng răng – chỉnh nha, các bạn cần nắm được là:
- Sau khi tháo niềng, khách hàng nên duy trì các biện pháp chăm sóc răng miệng đều đặn, thường xuyên để ngăn ngừa viêm lợi, sâu răng và một số bệnh lý nha khoa phổ biến.
- Số lần chải răng đúng cách là 2 – 3 lần/ngày để làm sạch thức ăn thừa và mảng bám thức ăn. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để tiêu diệt sạch vi khuẩn trong khoang miệng.
- Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo, các bạn nên lấy cao răng từ 1 – 2 lần/năm và thực hiện thăm khám răng miệng định kỳ nhằm kịp thời phát hiện sớm sự dịch chuyển của răng, từ đó có những biện pháp can thiệp xử lý kịp thời.
- Tiếp theo giữ chế độ ăn uống hợp lý cũng là cách để chăm sóc răng miệng các bạn nên thực hiện sau khi tháo niềng. Đặc biệt để hạn chế tình trạng răng dịch chuyển, các bạn cần tránh dùng thức quá khô, dai, cứng, có nhiều gia vị, hay quá nóng/lạnh.
- Người niềng nên thay đổi các thói quen xấu tác động đến sức khỏe răng miệng như thở bằng miệng, nghiến răng khi ngủ, đẩy lưỡi,… Trong trường hợp không thể tự cải thiện được những thói quen này, các bạn có thể tìm gặp bác sĩ để được hướng dẫn thăm khám, tư vấn biện pháp chuyên sâu.
Niềng răng – chỉnh nha lại
Trong một số trường hợp, nếu răng bị dịch chuyển nhiều, các bác sĩ bắt buộc cần phải niềng răng – chỉnh nha lại bằng máng trong suốt hoặc mắc cài. So với khi niềng răng lần đầu, khi chỉnh nha lần thứ hai không mất quá nhiều thời gian, tuy nhiên lại yêu cầu bác sĩ có kinh nghiệm và chuyên môn cao để đảm bảo hiệu quả.
Tương tự khi chỉnh nha lần đầu, vào lần thứ hai chỉnh nha cũng bao gồm nhiều công đoạn khác nhau. Yêu cầu sau khi tháo niềng, các bạn cần đeo hàm duy trì một thời gian dài và tái khám thường xuyên nhằm ngăn tình trạng răng dịch chuyển lại vị trí cũ.
XEM NGAY: Niềng Răng Có Ăn Uống Bình Thường Được Không? Nên Ăn Gì, Kiêng Gì?
Một số lưu ý giúp mang lại hiệu quả chỉnh nha tối ưu
Để quá trình niềng răng – chỉnh nha đạt kết quả tối ưu, bên cạnh việc chú ý đến thời gian đeo niềng, bên cạnh thời gian đeo hàm duy trì, các bạn cũng cần chú ý đến chế độ chăm sóc răng miệng khi niềng răng để đạt kết quả tốt nhất, tránh các nguy cơ răng miệng. Cụ thể:
- Việc đeo khí cụ chỉnh nha có thể khiến bạn cảm thấy vướng víu, khó chịu, đồng thời dễ mắc thức ăn vào mắc cài, gây khó vệ sinh. Bên cạnh đó, các bạn cần chú ý chải răng kỹ lưỡng ít nhất 2 lần/ngày, kết hợp với các dụng cụ vệ sinh răng miệng khác như tăm nước, chỉ nha khoa, bàn chải kẽ,… nhằm hạn chế tối đa các bệnh lý liên quan răng miệng.
- Trong quá trình vệ sinh răng miệng, các bạn cần chú ý thực hiện nhẹ nhàng và đúng cách, tránh tác động mạnh làm bung tuột mắc cài, đồng thời làm ảnh hưởng đến khả năng dịch chuyển của răng.
- Các bạn nên tránh ăn các thực phẩm dai, cứng, dẻo vì chúng dễ làm rơi, gãy mắc cài trong quá trình niềng răng.
- Khách hàng nên hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường như kẹo, socola, bánh ngọt,… – những tác nhân hàng đầu làm tăng nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.
- Ngoài ra, các bạn nên tái khám nha khoa định kỳ theo chỉ định của nha sĩ để kiểm tra tình trạng răng xem có sự dịch chuyển không. Từ đó có hướng xử lý kịp thời, phù hợp đảm bảo sức khỏe răng miệng.
Tóm lại, răng chạy lại sau khi tháo niềng là một tình trạng thường gặp đối với nhiều khách hàng. Nếu chậm trễ trong việc khắc phục, các bạn có thể cần niềng lại răng. Điều này gây ra nhiều phiền toái và làm hao tốn tài chính, chính vì vậy, các bạn cần chú ý thực hiện đầy đủ hướng dẫn của nha sĩ sau khi tháo niềng, đặc biệt là đeo hàm duy trì để có thể duy trì kết quả chỉnh nha lâu dài.
GỢI Ý BÀI VIẾT:
- Sau Sinh Bao Lâu Thì Niềng Răng Được? Chuyên Gia Giải Đáp
- Có Nên Tẩy Trắng Răng Sau Khi Niềng Không?
hãy là người tiếp theo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!