Có Phải Đeo Hàm Duy Trì Cả Đời Không? Thời Gian Đeo Trong Bao Lâu

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Chỉnh Hình Răng Hàm Mặt | Nơi công tác: Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội

Hàm duy trì là khí cụ được bác sĩ chỉ định cho người niềng răng sử dụng sau khi quá trình chỉnh nha hoàn tất (đã tháo mắc cài và dây cung). Việc đeo hàm duy trì là vô cùng quan trọng, có tác dụng cố định, tránh tình trạng răng chạy lại vị trí ban đầu. Vậy có phải đeo hàm duy trì cả đời không? Thời gian đeo hàm thường diễn ra trong bao lâu? Cùng khám phá ngay trong bài viết này.

Có phải đeo hàm duy trì cả đời không?

Hàm duy trì không cần thiết phải đeo cả đời, thời gian đeo sẽ phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Hiện nay, theo thống kê có rất ít trường hợp cần đeo hàm cả đời. Đối trường hợp niềng răng bình thường với kết cấu răng chắc khỏe sẽ phải đeo hàm duy trì từ 6-12 tháng. Thời gian đeo niềng sẽ kéo dài nếu bạn có kết cấu xương hàm yếu, không ổn định.

Trường hợp nào cần đeo hàm duy trì cả đời?

Theo số liệu thống kê, vẫn có các trường hợp khách hàng sau khi tháo niềng phải đeo hàm duy trì cả đời. Trường hợp này xảy ra khi khách hàng có răng và cấu trúc xương hàm cực kỳ yếu. Nếu không tuân thủ đeo hàm duy trì rất có thể sẽ khiến răng chạy về vị trí cũ, gây mất thẩm mỹ.

Bạn cũng không cần quá lo lắng vì trường hợp này là cực kỳ hiếm, chỉ chiếm khoảng 1 – 2% các ca niềng răng. Hiện nay, công nghệ kỹ thuật ngày càng tiên tiến nên nếu chẳng may rơi vào trường hợp này, bạn cũng không cần quá lo ngại. Các loại khí cụ hàm duy trì hiện nay được thiết kế hiện đại, sẽ không gây ảnh hưởng nhiều việc sinh hoạt hằng ngày.

Có các trường hợp khách hàng phải đeo hàm duy trì cả đời
Có các trường hợp khách hàng phải đeo hàm duy trì cả đời

Đeo hàm duy trì có thật sự cần thiết?

Sau khi niềng răng, việc đeo hàm duy trì là vô cùng cần thiết, đây là khuyến cáo đến từ các chuyên gia, bác sĩ. Xương hàm và răng sẽ phải chịu lực tác động lớn từ khi cụ niềng như mắc cài và dây cung. Sau khi tháo niềng sẽ là thời điểm nhạy cảm nhất khi răng vẫn chưa ổn định trong xương hàm. Tuy nhiên, việc ăn uống vẫn diễn ra hằng ngày nên khó có thể tránh được tình trạng răng xô lệch và dần chạy lại vị trí ban đầu.

Ngoài ra, phần mô nướu và nha chu cũng cần thời gian để ổn định lại cấu trúc. Chính vì vậy, việc đeo hàm duy trì là vô cùng cần thiết, duy trì sự ổn định của răng và các tổ chức quanh răng trong khoảng 1 năm.

Cần đeo hàm duy trì bao lâu?

Với mỗi loại hàm sẽ có thời gian đeo khác nhau, cụ thể như sau:

Đối với hàm duy trì tháo lắp

Bạn sẽ đạt được hiệu quả tốt nhất nếu đeo hàm duy trì theo lịch trình sau:

  • 3-6 tháng đầu tiên: Ở giai đoạn này, bạn nên đeo hàm trong khoảng 22 giờ mỗi ngày trở lên. Bạn chỉ nên tháo ra khi ăn uống, vệ sinh răng miệng.
  • 2 năm đầu tiên: Sau thời gian ban đầu đeo toàn thời gian, bạn sẽ có thể bắt đầu đeo khí cụ duy trì khi ngủ.
  • Từ năm thứ 3 trở đi: Lúc này thời gian đeo niềng có thể giảm xuống. Một tuần bạn có thể đeo từ 3 – 4 ngày và đeo cả ban đêm.

Bạn nên bảo quản hàm duy trì vào hộp đựng chuyên dụng khi không dùng tới. Tránh tiếp xúc với nguồn nhiệt lớn và đừng quên vệ sinh chúng hàng ngày.

Thời gian đeo của mỗi người sẽ một khác nhau
Thời gian đeo của mỗi người sẽ một khác nhau

Đối với hàm duy trì cố định

Nếu được bác sĩ chỉ định đeo hàm duy trì vĩnh viễn, bạn cần sử dụng hàm cố định và gắn sau bề mặt răng. Lúc này, bạn sẽ đeo hàm 24/24 ngay cả khi ăn uống và đánh răng. Bạn chỉ được tháo khi bác sĩ cho phép, khi tháo ra bạn sẽ tiếp tục đeo hàm duy trì có thể tháo rời để đeo trong khi ngủ.

Lưu ý khi đeo hàm duy trì suốt đời

Để đảm bảo răng không bị xô lệch trở lại, trong suốt thời gian đeo hàm duy trì, bạn hãy tuân thủ những chỉ định dưới đây:

  • Trong khoảng 2 – 3 tuần đầu tiên khi tháo niềng cần đeo hàm duy trì 24/24 giờ, sau đó thời gian có thể giảm dần để bạn có thể thoải mái hơn.
  • Nếu hàm duy trì phát sinh vấn đề, bị hỏng hoặc lỏng lẻo, bạn cần liên hệ với bác sĩ để được xử lý kịp thời.
  • Không tự ý ngừng đeo hàm duy trì khi không có chỉ định của bác sĩ chỉnh nha.
  • Đặt lịch hẹn tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để kiểm tra và theo dõi sự ổn định của hàm răng.

Thời gian đầu đeo hàm duy trì có thể cảm thấy chưa quen, nhưng bạn đừng quá lo lắng. Hàm duy trì trong môi trường khoang miệng không gây bất kỳ ảnh hưởng gì và không quá vướng víu, bạn sẽ nhanh chóng làm quen và không còn e ngại về loại khí cụ này.

Bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc có phải đeo hàm duy trì cả đời không. Để tránh phải đeo trong thời gian dài, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ, vệ sinh răng miệng đúng cách. Hy vọng những thông tin chúng tôi cung cấp đã có thể giúp ích cho bạn. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

5000+ Người đã thành công
hãy là người tiếp theo
Khách hàng trải nghiệm tại Viện niềng răng Vidental
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Brace - Hà Nội: TT Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 963.000.804

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 963.000.804

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Brace - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309