Niềng Răng Bị Rơi Mắc Cài: Nguyên Nhân Và Hướng Xử Lý
Niềng răng bị rơi mắc cài thường xảy ra trong quá trình ăn uống, thậm chí là đánh răng quá mạnh làm mắc cài bị bung khỏi vị trí cố định. Điều này khiến nhiều người lúng túng không biết xử lý như thế nào và nên tránh những hoạt động nào để ngăn chặn tình trạng này. Trong bài viết dưới đây, các chuyên gia ViDental Brace sẽ cung cấp cho các bạn câu trả lời chính xác.
Rơi mắc cài niềng răng do đâu?
Trong toàn bộ quá trình chỉnh nha, tình trạng rớt mắc cài niềng răng có thể xảy ra một vài lần. Hiện nay, cũng có một số người sau hơn 2 năm niềng răng, đến khi tháo niềng cũng không cần đến nha khoa xử lý bung, tuột mắc cài vì chăm sóc, giữ gìn rất tốt. Vậy việc bung tuột mắc cài khi niềng răng thường xuất phát từ nguyên nhân nào, cùng tìm hiểu ngay dưới đây.
Chải răng quá mạnh
Nhiều người có thói quen chải răng mạnh vì nghĩ như vậy răng sẽ sạch hơn, đồng thời loại bỏ được các cặn thức ăn. Tuy nhiên, đây là suy nghĩ hoàn toàn sai lầm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng dù bạn có đang niềng răng không.
Tổng hợp một số số liệu thực tế cho thấy, nếu chăm sóc răng miệng không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng bung tuột mắc cài trong quá trình niềng răng. Hơn nữa, nhiều người có thói quen chải răng với lực rất mạnh. Đây chính là nguyên nhân hàng đầu làm men răng bị bào mòn, xương hàm chịu áp lực lớn. Đồng thời gây tổn thương bề mặt răng và nướu, từ đó làm các chốt trên mắc cài lỏng dần, sẵn sàng bung ra bất kỳ lúc nào.
Ngoài ra, nếu sử dụng bàn chải lông cứng cũng có thể làm bung mắc cài, chính vì vậy các bạn cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của nha sĩ, sử dụng những loại bàn chải kẽ chuyên dụng với phần lông mềm mại. Điều này sẽ giúp làm sạch sâu, nhanh tất cả các mảnh vụn thức ăn bám trên khí cụ niềng răng.
ĐỌC NGAY: Hướng Dẫn Vệ Sinh Răng Niềng Đúng Cách Để Răng Luôn Khỏe Mạnh
Ăn đồ ăn cứng, dai cần nhiều sức cắn
Các loại đồ ăn dai, cứng cần dùng nhiều sức cắn không được khuyến khích sử dụng trong quá trình chỉnh nha. Sau khi gắn mắc cài, chắc chắn bác sĩ sẽ tư vấn cho các bạn chế độ ăn và cách ăn uống phù hợp. Tuy nhiên, nếu các bạn quên hoặc “phớt lờ” rất dễ xảy ra, đây là điều không thể tránh khỏi.
Bên cạnh đó, những nhóm thực ăn dai có thể dính vào mắc cài không được khuyến khích sử dụng bởi dễ dính vào mắc cài và kéo chúng tuột ra. Đồng thời lực này tác động mạnh lên răng có thể khiến mắc cài bung tuột ra ngoài. Đây chính là lý do các bác sĩ thường khuyên bạn nên ăn đồ mềm và cắt nhỏ trước khi ăn.
Tác động ngoại lực
Các chuyên gia nha khoa khuyến cáo, các bạn nên hạn chế những công việc hay hoạt động cần dùng nhiều sức, va chạm nhiều để quá trình niềng răng diễn ra an toàn hơn. Đồng thời, nếu bắt buộc cần hoạt động mạnh, các bạn nên sử dụng dụng cụ bảo vệ răng. Bởi nếu không may, bạn bị ngã hoặc đập vào vật cứng thì khả năng mắc cài bị bung, tuột là rất cao. Không chỉ vậy, mô mềm cũng có khả năng bị tổn thương.
Ngoài ra, thói quen dùng tăm xỉa răng, hoặc cắn móng tay cũng sẽ làm ảnh hưởng đến hệ thống mắc cài gắn bên trong khoang miệng.
Sử dụng mắc cài không đảm bảo chất lượng
Mắc cài tự chế giá rẻ tại nhà không đảm bảo chất lượng chắc chắn cũng gây ra hiện tượng bung tuột mắc cài. Điều này khiến cho việc niềng răng – chỉnh nha bị ảnh hưởng, đồng chất lượng những loại mắc cài này không được đảm bảo cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bạn. Bên cạnh đó, tay nghề các bác sĩ yếu, gắn mắc cài không đúng kỹ thuật cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm mắc cài bung tuột, cũng như một loạt các rắc rối khác.
XEM NGAY: Niềng Răng Mắc Cài Thông Minh Có Mấy Loại? Đánh Giá Ưu Nhược Điểm Từng Loại
Niềng răng bị rơi mắc cài do răng mất độ bám dính
Trong quá trình chỉnh nha, các mắc cài cần đảm bảo lực bám siết vừa phải mới có thể giúp nắn chỉnh răng về đúng vị trí như mong muốn. Vấn đề này phụ thuộc rất nhiều vào tình trạng sức khỏe răng miệng của bạn. Một số trường hợp, bề mặt răng còn gặp phải vấn đề như men răng bị vôi hóa, canxi hóa,… thì có thể làm mắc cài mất đi độ bám dính và tuột ra.
Niềng răng bị rơi mắc cài gây nguy hiểm gì không?
Tình trạng bung, tuột, rớt mắc cài trong quá trình niềng răng có thể xảy ra 1, 2 lần hoặc nhiều lần nếu khách hàng không bảo vệ tốt răng miệng. Tình trạng này cũng có thể diễn ra với bất kỳ đối tượng nào, không chỉ riêng trẻ em. Tuy nhiên, thường trẻ đeo niềng răng sẽ dễ bị bung tuột mắc cài hơn so với người trường thành. Do tuổi còn nhỏ và chưa hoặc ít ý thức được các vấn đề bất thường như người lớn.
Mắc cài là một trong những bộ phận giữ vai trò kiểm soát và ổn định lực tác động khi dịch chuyển răng. Đồng thời nếu mắc cài bị bung tuột, điều đầu tiên chính là làm ảnh hưởng đến toàn hệ thống chỉnh nha, khiến dây cung bị lỏng lẻo, khiến tốc độ nắn chỉnh răng bị giảm sút. Nếu người bệnh không kịp thời phát hiện và có hướng xử lý phù hợp có thể khiến cho quá trình dịch chuyển răng bị sai lệch hoàn toàn theo hướng khác.
Bên cạnh đó, khi mắc cài bị bung tuột có thể làm tổn thương đến các mô mềm xung quanh răng, đặc biệt với đối tượng trẻ nhỏ mức độ nguy hiểm càng tăng lên. Bởi trẻ chưa nhận biết được điều này, từ đó vô tình nuốt phải mắc cài khi ăn uống, hoặc khi ngủ là điều hoàn toàn bình thường.
Ngoài ra, khi mắc cài bị bung tuột cũng gây ra tình trạng trầy xước, nếu không được phát hiện và có hướng điều trị các vết trầy sẽ bị vi khuẩn tấn công, từ đó tạo thành ổ viêm nhiễm. Điều này thường không được nhiều người phát hiện ra, do nghĩ đó là triệu chứng bình thường của bệnh viêm họng.
Hướng xử lý trong trường hợp bị rơi mắc cài niềng răng
Trong trường hợp bị bung tuột mắc cài, các bạn cần xử lý sớm để có thể nhanh chóng trở lại những hoạt động bình thường với chiếc mắc cài được gắn chắc chắn. Hơn nữa, việc các bạn cần làm là giữ bình tĩnh, tránh lo lắng. Bởi việc này chỉ khiến các bạn bị rối và không xử lý được vấn đề.
Tùy vào việc sau khi rơi mắc cài điều gì diễn biến tiếp theo mà người niềng có cách xử lý cho phù hợp, cụ thể như sau:
Rớt mắc cài nhưng không nuốt
Trong trường hợp phát hiện kịp thời khi niềng răng mắc cài gặp vấn đề như bị lỏng, hoặc bung tuột ra, nhưng các bạn chưa nuốt phải thì nên tới phòng khám nha khoa sớm. Khi đến đây, bác sĩ sẽ tiến hành thay thế mắc cài mới, điều chỉnh lại lực xiết dây cung cho đảm bảo tiến độ chỉnh nha, diễn ra theo đúng lộ trình được hướng dẫn ban đầu.
Đã nuốt mắc cài vào bụng
Trong trường hợp, người niềng răng đã lỡ nuốt mắc cài niềng răng vào bụng thì các bạn nên di chuyển đến bệnh viện gần nhất để loại bỏ dị vật. Các bạn tuyệt đối không cố gắng tự lấy mắc cài đang bị kẹt trong khoang miệng ra bằng tay. Đồng thời cũng không nên sử dụng cách uống nhiều nước để dị vật trôi xuống. Những hành động này không chỉ gây ra các vết trầy xước, tổn thương cho cơ thể mà còn làm mắc cài đi vào cơ thể và khó lấy ra hơn.
Cách phòng ngừa mắc cài bị rơi/tuột
Như đã nói, một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng bung tuột mắc cài là do chải răng quá mạnh, hay chính là bạn đang vệ sinh răng miệng sai cách. Các chuyên gia khuyến cáo, khách hàng nên tuân thủ việc chải răng thật nhẹ nhàng, theo vòng tròn để lông bàn chải có thể cuốn đi cặn thức ăn, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Đồng thời đảm bảo sự chắc chắn của mắc cài trên răng.
Hiện nay có rất nhiều dụng cụ hỗ trợ làm sạch răng miệng phải kể đến như bàn chải kẽ, chỉ tơ nha khoa, hay máy tăm nước. Chính vì vậy, trước khi đánh răng, các bạn nên dùng các dụng cụ này lấy sạch hết thức ăn thừa mắc trên răng, từ đó việc chải răng sẽ đơn giản hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, người niềng cũng có thể đầu tư cho bản thân máy tăm nước với hiệu quả làm sạch tuyệt đối, hoàn toàn không lo bị bung tuột mắc cài.
Các chuyên gia nha khoa cũng đưa ra lời khuyên răng, để ngăn ngừa tình trạng bung tuột mắc cài khi niềng răng, các bạn cần thay đổi một số thói quen sinh hoạt dưới đây:
Chế độ ăn uống
Khi lựa chọn chỉnh nha bằng mắc cài, các bạn chắc chắn cần kiêng khem một số thức ăn không tốt. Điều này lâu dần có thể gây ra cảm giác thèm ăn và dẫn đến việc bạn không kiềm được bản thân tiếp tục sử dụng những thực phẩm không nên ăn trong giai đoạn chỉnh nha.
Các bạn nên sử dụng những thức ăn mềm, dễ nhai như bánh cháo, thịt, súp, rau củ loại cắt nhỏ hoặc cần xay nhuyễn,… Khi muốn ăn một món gì đó, bạn có thể ăn nhưng cần đảm bảo không tác động quá nhiều lực cắn, xé thức ăn lên răng. Đồng thời luôn chuẩn bị kéo kèm theo để có thể dễ dàng cắt nhỏ thức ăn bất kỳ lúc nào.
Bên cạnh đó, tránh ăn những thực phẩm quá cứng, dai, dẻo,… Bởi chúng có thể làm bung, sứt mắc cài hoặc dây cung, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả của quá trình chỉnh nha, làm kéo dài thời gian niềng răng. Ngoài ra, trong thời gian đeo mắc cài niềng, các bạn nên tránh những hoạt động thể lực với nguy cơ va chạm mạnh làm ảnh hưởng đến việc cố định các mắc cài niềng răng.
TÌM HIỂU THÊM: Chi tiết Thực đơn 7 ngày cho người niềng răng
Lựa chọn những nha khoa uy tín
Cuối cùng, các bạn cần chú ý lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín, đảm bảo chất lượng. Điều này sẽ giúp quyết định đến 80% các bạn có bị bung tuột mắc cài không. Tại đây cần sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, với các trang thiết bị hiện đại và công nghệ nha khoa tiên tiến, hiện đại. Hơn nữa trong trường hợp rơi mắc cài khi niềng răng, các bác sĩ cũng sẽ giúp bạn xử lý kịp thời, hiệu quả, tuyệt đối không làm ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.
KHÁM PHÁ NGAY: Niềng Răng Ở Đâu Tốt? Tổng Hợp 21 Địa Chỉ Hàng Đầu
Trên đây là chia sẻ của chúng tôi về tình trạng niềng răng bị rơi mắc cài mà nhiều người gặp phải hiện nay. Mong rằng đây là những thông tin hữu ích, giúp các bạn tự tin hơn trong hành trình niềng răng của bản thân mình.
BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM:
- Nên Niềng Răng Trong Suốt Hay Mắc Cài Để Có Hiệu Quả Tốt Nhất?
- Các Lưu Ý Khi Niềng Răng – TOP 10 Vấn Đề Quan Trọng
- Niềng Răng Mắc Cài Sứ Có Đặc Điểm Gì Nổi Bật?
hãy là người tiếp theo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!