Đeo Thun Liên Hàm: Hiệu Quả Và Cách Đeo Chuẩn Nhất
Đeo thun liên hàm là một phương pháp điều trị trong nha khoa để điều chỉnh sự cố định của hàm răng. Thun liên hàm thường được sử dụng trong trường hợp hàm răng không khớp hoặc có vấn đề về cấu trúc.
Quá trình đeo thun liên hàm bắt đầu bằng việc đo kích thước của hàm răng và tạo ra một chiếc thun cá nhân hóa cho bệnh nhân. Thun liên hàm thường được làm từ chất liệu nhựa linh hoạt, có độ đàn hồi để tạo áp lực nhẹ lên hàm răng.
Thun liên hàm là gì?
Thun liên hàm là loại khí cụ chỉnh nha phổ biến hỗ trợ đắc lực cho quá trình niềng răng theo phương pháp mắc cài truyền thống. Thực tế, thun liên hàm tương tự một chiếc dây thun bình thường điểm đặc biệt là chất liệu làm thun liên hàm từ cao su tự nhiên và được phủ bên ngoài bởi một lớp bột ngô chống dính nên đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người.
Nhờ tính đàn hồi cao mà thun liên hàm được móc trực tiếp vào các móc có sẵn trên các mắc cài để tăng lực kéo di chuyển răng. Trong một số trường hợp, thun liên hàm có thể được gắn vào minivis giúp tăng độ chắc chắn.
Đặc biệt thun liên hàm có nhiều màu sắc khác nhau, bạn có thể lựa chọn thun liên hoàn tùy theo nhu cầu và hoàn cảnh khác nhau.
Tại sao cần đeo thun liên hàm? Ai cần dùng?
Trong quá trình niềng, các khí cụ cũng góp phần quan trọng tạo nên thành công cho ca niềng. Thun liên hàm là một trong những công cụ hỗ trợ hiệu quả cho phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống. Vậy tại sao cần đeo thun liên hàm? Hãy cùng tìm hiểu công dụng của thun liên hàm trong chỉnh nha để giải đáp thắc mắc trên.
Theo các chuyên gia trong lĩnh vực nha khoa, thun liên hàm là một trợ thủ đắc lực cho mắc cài giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn. Công dụng chính của thun liên hàm là canh chỉnh khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới tạo lực kéo răng về vị trí mong muốn.
Thun liên hàm sẽ phát huy hiệu quả tối đa trong các trường hợp đặc biệt sau:
- Tỷ lệ xô lệch răng lớn.
- Các trường hợp răng khểnh ở mức độ nặng.
- Khớp cắn hở hoặc khớp lệnh.
Tham khảo: Chun Chuỗi Niềng Răng Có Tác Dụng Gì? 4 Lưu Ý Khi Sử Dụng
3 loại thun liên hàm phổ biến nhất hiện nay
Thun liên hàm được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Tùy vào công dụng và chức năng mà thun liên hàm được chia thành 3 loại phổ biến dưới đây:
Thun liên hàm loại 1
- Thun liên hàm loại 1 được biết đến rộng rãi nhờ hiệu quả chỉnh nha cao. Thun liên hàm loại 1 được móc từ vị trí răng thứ nhất hoặc răng thứ hai của hàm trên với công dụng đóng khoảng giữa các khe hở của răng.
- Thông thường răng nanh hoặc răng hàm loại thứ nhất hoặc thứ hai sẽ được móc thun liên hàm loại 1 sau đó móc xuống răng hàm dưới để tạo lực kéo di chuyển răng. Đồng thời, thun liên hàm loại 1 là một khí cụ kéo lui nhóm răng cửa hiệu quả với chức năng đóng khoảng để giảm hô hai hàm.
Thun liên hàm loại 2
- Thun liên hàm loại 2 là khí cụ hỗ trợ hiệu quả trong trường hợp khách hàng cần nhổ răng trước khi niềng. Loại thun này được móc từ răng hàm dưới đầu tiên đến răng nanh hàm trên giúp điều chỉnh răng về đúng khuôn.
- Đồng thời thun liên hàm loại 2 còn có khả năng dịch hàm trên ra sau và kéo hàm dưới về trước, kích thích răng hàm dưới phát triển giúp răng đẹp đồng bộ.
Thun liên hàm loại 3
- Theo các chuyên gia, thun liên hàm loại 3 sẽ phát huy hiệu quả tối đa tình trạng răng hàm dưới bị hở. Nguyên tắc hoạt động của thun liên hàm loại 3 là nâng lên phần răng hàm trên và rút lại phần răng hàm dưới giúp khớp cắn giữa 2 hàm đều nhau.
Hướng dẫn cách đeo thun liên hàm chuẩn nhất
Mỗi loại khí cụ dùng trong quá trình niềng răng đều có chức năng riêng, chính vì vậy cần tuân thủ các nguyên tắc sử dụng để đảm bảo hiệu quả tối đa. Vậy đeo thun liên hàm như thế nào là chuẩn nhất? Dưới đây là 3 tiêu chí quan trọng khi đeo thun liên hàm:
Giai đoạn nào cần đeo thun liên hàm khi niềng răng?
Thun liên hàm được các chuyên gia đánh giá là loại khí cụ hỗ trợ đắc lực cho phương pháp niềng răng mắc cài truyền thống. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng cần sự hỗ trợ từ loại khí cụ chuyên khoa này.
Tùy vào từng tình trạng mà giai đoạn đeo thun liên hàm của mỗi người là khác nhau. Hầu hết, các bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng nên đeo thun liên hàm ngay khi bắt đầu niềng răng để canh chỉnh khớp cắn đều nhau giữa hai hàm từ đó phát huy hiệu quả công dụng của các mắc cài trên răng.
Đeo thun như thế nào cho chuẩn? Có tự làm ở nhà được không?
Thun liên hàm cần được thay đổi thường xuyên để đảm bảo chất lượng thun. Cách đeo thun liên hàm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả chỉnh nha vì vậy bạn nên tham khảo hướng dẫn từ bác sĩ để thao tác thay thun tại nhà.
Khi bắt đầu đeo thun liên hàm, các thao tác sẽ gặp nhiều khó khăn và chưa thuần thục tuy nhiên sau vài lần làm quen bạn có thể tự thay thun ở nhà giúp tiết kiệm thời gian và công sức. Cách thực hiện như sau:
- Bạn nên ghi nhớ vị trí bác sĩ gắn thun liên hàm lên mắc cài, tiếp đó đứng trước gương, mở miệng và xác định chính xác vị trí cần gắn thun.
- Sau đó dùng ngón cái và ngón trỏ kéo thun liên hàm ra và đặt đúng vị trí ban đầu.
Để hạn chế các sự cố đứt hoặc bung thun ra khỏi mắc cài, bạn nên lưu ý các điều sau:
- Cần vệ sinh tay và miệng sạch sẽ để tránh vi khuẩn lây truyền vào miệng gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Ngoài ra, bạn có thể dùng các dụng cụ hỗ trợ đeo thun liên hàm chuyên dụng để dễ dàng thay thun tại nhà.
- Nên thay thun liên hàm thường xuyên khoảng 2 – 3 lần/ngày để đảm bảo chất lượng dây thun. Thời gian tối thiểu cần thay thun liên hàm là khoảng 12 tiếng/1 lần đảm bảo độ đàn hồi của dây.
- Tuyệt đối không đeo cùng lúc nhiều thun liên hàm gây áp lực quá lớn lên răng khiến răng ê buốt, đau nhức.
- Tuân thủ lịch khám răng định kỳ theo chỉ định từ bác sĩ để có hướng giải quyết sớm trong các trường hợp xấu.
Cần đeo thun liên hàm trong bao lâu?
Bên cạnh giai đoạn thì thời gian cần đeo thun liên hàm trong quá trình niềng răng cũng được nhiều khách hàng có nhu cầu chỉnh nha quan tâm. Thực tế, không thể đưa ra thời gian chính xác cho việc đeo thun liên hàm bởi hiệu quả khi đeo sẽ phụ thuộc vào sức khỏe của răng.
Nếu mức độ xô lệch răng thấp, đảm bảo về mặt khớp cắn thì người niềng răng chỉ cần đeo thun liên hàm trong thời gian ngắn. Ngược lại, trong trường hợp tỷ lệ răng sai lệch nhiều, khớp cắn giữa hàm trên và hàm dưới không đạt chuẩn cần đeo trong thời gian dài hơn để đảm bảo hiệu quả chỉnh nha tối đa.
Việc đeo thun liên hàm cần tuân thủ theo đúng nguyên tắc chỉnh nha. Vì vậy, bệnh nhân cần đeo liên tục theo đúng thời gian quy định của bác sĩ khoảng 20 giờ/ngày ngay cả khi ngủ và chỉ tháo khi ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Tham khảo: Các Loại Thun Niềng Răng Được Sử Dụng Phổ Biến Nhất
Giải đáp 4 vấn đề thường gặp khi đeo thun liên hàm
Thun liên hàm có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chỉnh nha, chính vì vậy các vấn đề thường gặp khi đeo thun liên hàm được rất nhiều khách hàng quan tâm, cụ thể:
Đeo thun liên hàm có gây cảm giác đau không? Cách khắc phục ra sao?
Theo các chuyên gia, răng có ảnh hưởng trực tiếp lên hệ thống não bộ nếu răng không được bảo vệ thì sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Thật vậy, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng một số dây thần kinh trong khoang miệng liên kết chặt chẽ với hệ thống thần kinh trung ương.
Chính vì vậy, việc tác động của các khí cụ lên răng như mắc cài, thun liên hàm,… cũng gây cảm giác hơi đau nhức, vướng víu và khó chịu trong những ngày đầu tiên. Nguyên nhân là bởi răng chưa thể làm quen với áp lực kéo từ các dây thun khiến những cảm giác đau buốt xuất hiện khi mới đeo.
Tùy vào cơ địa, sức khỏe, tuổi tác, chất lượng dây thun mà cảm nhận về cơn đau của mỗi người là khác nhau. Đây là một trạng thái bình thường trong quá trình niềng răng vì vậy bạn không cần quá lo lắng về sức khỏe trong trường hợp này.
Để khắc phục tình trạng đau nhức, khó chịu trong những ngày đầu răng tập làm quen với khí cụ bạn có thể thực hiện một số thao tác đơn giản như chườm nóng hoặc chườm lạnh. Sử dụng một chiếc khăn ấm hoặc gói đá vụn vào một chiếc khăn sạch và chườm lên 2 bên má trong thời gian ngắn khoảng 10 – 15 phút bạn sẽ thấy cơn đau giảm đáng kể. Đây là một trong những biện pháp giảm hoạt động của dây thần kinh đồng thời làm chậm lưu lượng máu đến vùng bị ảnh hưởng từ đó giảm cơn ê buốt, đau nhức răng hiệu quả.
Trong trường hợp cơn đau kéo dài, bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết. Tuyệt đối không tự ý tháo thun liên hàm vì việc này sẽ làm sai lệch, kéo dài thời gian từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha.
Nuốt thun liên hàm có ảnh hưởng sức khỏe không?
“Nuốt thun liên hàm có sao không” là thắc mắc được nhiều khách hàng quan tâm trong quá trình niềng răng. Đây là vấn đề khá phổ biến và thường xuyên xảy ra. Thực chất, thun liên hàm được làm hoàn toàn từ thành phần cao su tự nhiên được phủ bên ngoài là lớp bột ngô chống dính. Chính vì vậy, thun liên hàm được đánh giá là loại khí cụ an toàn cho sức khỏe con người.
Vậy nuốt thun liên hàm có sao không? Câu trả lời là không, thun liên hàm sẽ được đào thải qua đường tiêu quá vì vậy nếu gặp phải trường hợp này bạn nên tham khảo ý kiến từ bác sĩ, cung cấp đủ nước cho cơ thể đồng thời bổ sung thêm hoa quả và rau xanh để quá trình đào thải diễn ra nhanh hơn.
Khi ăn có nên đeo thun liên hàm không?
Đây là câu hỏi được gửi về nhiều nhất bởi nhiều khách hàng lo lắng về thói quen ăn uống sẽ gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng của thun liên hàm. Theo chuyên môn từ các bác sĩ chuyên gia, đeo thun liên hàm không phải là một biện pháp hữu dụng vì cảm giác khó chịu, vướng víu khiến việc ăn uống gặp khó khăn, gây mất ngon từ đó ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì vậy, bạn nên tháo thun liên hàm khi ăn uống để bữa ăn được trọn vẹn và tránh các sự cố như nuốt thun liên hàm,…
Đeo thun liên hàm có ảnh hưởng gì tiêu cực không?
Như đã nói ở trên, trong thời gian đầu đeo thun liên hàm bạn sẽ có cảm giác hơi đau buốt và khó chịu. Tuy nhiên, việc này không ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nên khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện các phương pháp chỉnh nha.
Lưu ý khi đeo thun liên hàm để đạt hiệu quả tối đa
Việc đeo thun liên hàm sẽ hỗ trợ quá trình niềng răng thuận lợi hơn. Tuy nhiên, khách hàng thường xuyên gặp phải các sự cố như nuốt thun liên hàm, đau nhức khi đeo thun liên hàm,…nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên cũng có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hiệu quả chỉnh nha.
Vì vậy, ngoài việc sử dụng thun liên hàm đúng cách, bạn nên lưu ý về chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng hợp lý để tránh tình trạng nuốt thun liên hàm xảy ra, cụ thể như:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Bạn nên chọn các loại bàn chải đánh răng lông mảnh, mềm không gây xước và tổn thương răng hoặc có thể sử dụng các loại dụng cụ vệ sinh răng miệng chuyên sâu để đảm bảo chất lượng của thun liên hàm. Đồng thời nên chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn với lực nhẹ giúp thun liên hàm cố định tại vị trí ban đầu.
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng bật thun liên hàm, bạn nên tháo thun khi vệ sinh răng niềng để quá trình làm sạch được dễ dàng và thuận lợi hơn.
Áp dụng quy tắc 4 KHÔNG
Dưới đây là quy tắc “4 không” được nhiều bác sĩ yêu cầu bệnh nhân tuân thủ trong quá trình đeo thun liên hàm:
- Không ăn các loại thực phẩm quá cứng hoặc quá dẻo khiến răng cần dùng sức nhai mạnh làm bật thun liên hàm ra khỏi mắc cài.
- Không nên há miệng quá to khi mới niềng răng có thể khiến thun liên hàm dãn, lỏng và tuột ra khỏi vị trí trên mắc cài.
- Không tự ý đeo khi chưa tham khảo ý kiến từ bác sĩ.
- Không kéo thun liên hàm quá căng khiến thun mất đi độ đàn hồi, dễ đứt và ảnh hưởng xấu đến hiệu quả chỉnh nha.
Chọn địa chỉ nha khoa uy tín, cam kết chất lượng khi niềng răng
Việc lựa chọn cơ sở nha khoa sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ thành công của ca niềng. Nếu được chỉnh nha tại địa chỉ uy tín, có các trang thiết bị và khí cụ niềng răng đặt chuẩn thì quá trình niềng răng được đảm bảo theo đúng quy trình.
Ngược lại, bạn chọn cơ sở nha khoa kém chất lượng các khí cụ không được kiểm duyệt từ cơ sở y tế có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Đồng thời, khi không được các bác sĩ có chuyên môn hỗ trợ sẽ dẫn đến trường hợp dây thun không được gắn chặt vào mắc cài và bị tụt trong quá trình ăn nhai.
Trên đây là những thông tin chi tiết về vấn đề đeo thun liên hàm được tổng hợp cho bạn đọc. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức bổ ích. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, đừng quên liên hệ với ViDental Brace – Trung Tâm Niềng Răng Thẩm Mỹ Quốc Tế để được tư vấn và giải đáp tận tình nhất.
hãy là người tiếp theo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!