Gắn Attachment khi niềng răng Invisalign là gì? Tác Dụng Và Quy Trình
Bác sĩ sẽ thực hiện gắn Attachment lên răng cho khách hàng trong trường hợp răng lệch lạc, khấp khểnh ở mức độ nghiêm trọng. Đây là nút đặt lực giúp nắn chỉnh răng tốt hơn, attachment được chế tác bằng nhựa composite, có thể dễ dàng gắn vào và lấy ra. Để tìm hiểu chi tiết về việc gắn Attachment khi niềng răng Invisalign, mời bạn đọc tham khảo ngay bài viết được chia sẻ dưới đây.
Gắn Attachment khi niềng răng Invisalign là gì?
Gắn Attachment là thuật ngữ chỉ những miếng đệm răng SmartForce (còn được gọi là “mấu chỉnh nha”). Đây là các mảnh nhựa composite nhỏ, có màu trùng với răng thật, được bác sĩ dán vào răng trong quá trình niềng và là công nghệ độc quyền của phương pháp niềng răng trong suốt với Invisalign. Attachment có thể linh hoạt tháo lắp do được chế tác bằng nhựa. Các nút sẽ được đặt vào bề mặt răng theo chỉ định của bác sĩ.
Các Attachment được đặt tại các vị trí cụ thể trên bề mặt răng. Mỗi miếng đệm được thiết kế riêng với hình dạng và kích thước khác nhau, tương thích với cấu trúc răng và tạo lực chính xác vào các điểm cần chỉnh sửa. Điều này tăng cường lực cần thiết để dịch chuyển răng, đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả.
Những tác dụng của gắn Attachment
Attachment có nhiệm vụ làm điểm tựa cố định của khay và làm nút đặt lực của khay niềng, có công dụng cụ thể như sau:
- Làm trồi răng.
- Đánh lún răng.
- Đóng khoảng vị trí nhổ răng.
- Xoay răng vào đúng hướng.
- Dịch chuyển chân răng.
Đối với phiên bản niềng Invisalign G7 sẽ tập trung vào việc kiểm soát và tăng cường lực các răng dịch chuyển. Nút được đặt sẽ giúp răng dịch chuyển chính xác, mang đến hiệu quả cao và rút ngắn thời gian niềng.
Ưu nhược điểm của Attachment invisalign
Bạn đọc có thể tham khảo các ưu và nhược điểm của Attachment Invisalign ngay bên dưới đây.
Ưu điểm của Attachment Invisalign
Gắn Attachment khi niềng răng Invisalign sẽ mang đến ưu điểm sau:
- Hiệu quả cao: Khi gắn Attachment sẽ giúp tăng lực và kiểm soát tốt trong quá trình niềng, giúp răng dịch chuyển tốt hơn.
- Định hình chính xác: Hỗ trợ nha sĩ có thể xác định đúng vị trí của răng, đặc biệt là đối với các trường hợp phức tạp.
- Xử lý trường hợp khó khăn: Miếng đệm này sẽ giúp nha sĩ giải quyết được khó khăn đối với tình trạng răng khấp khểnh, hô, móm ở mức độ nặng.
- Ổn định khay Invisalign: Duy trì sự ổn định của khay niềng, tránh trường hợp bị tụt, trượt,…
- Chú ý đến chi tiết nhỏ: Attachment giúp nha sĩ có thể tập trung vào từng tiểu tiết nhỏ của răng, tối ưu hóa kết quả điều trị.
Nhược điểm của Attachment Invisalign
Bên cạnh những ưu điểm nổi bật không thể không kể tới những nhược điểm của miếng đệm này.
- Tốn nhiều thời gian: Việc chăm sóc răng miệng của bạn sẽ có thể phức tạp, cần thực hiện nhiều bước hơn so với niềng thông thường.
- Nguy cơ bung hoặc gãy: Khi gặp phải lực tác động lớn từ bên ngoài hay do ăn đồ cứng có thể khiến Attachment bị gãy.
- Yêu cầu kỹ thuật cao: Việc đặt Attachment đòi hỏi kỹ thuật và kinh nghiệm cao từ phía bác sĩ.
Quy trình gắn Attachment
Dưới đây là quy trình 5 bước chi tiết để gắn Attachment chuẩn nha khoa:
- Bước 1- Thăm khám tổng quan răng hàm: Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tổng quát tình trạng răng hàm của khách hàng. Khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn chi tiết về quá trình điều trị niềng răng, bao gồm các bước cần thực hiện, thời gian dự kiến và chi phí liên quan.
- Bước 2 – Lấy dấu răng và gửi mẫu: Bác sĩ lấy dấu răng, gửi đến trung tâm sản xuất khay niềng Invisalign ở nước ngoài.
- Bước 3 – Lên phác đồ điều trị: Bác sĩ sẽ làm việc với khách hàng để thống nhất kế hoạch điều trị niềng răng cùng các thông tin liên quan. Lên kế hoạch điều trị chi tiết.
- Bước 4 – Gắn Attachment lên răng: Khi khay niềng đã được sản xuất xong và gửi về, bác sĩ sẽ thực hiện việc gắn Attachment lên răng của khách hàng.
- Bước 5 – Đeo khay niềng và theo dõi điều trị: Khách hàng đeo khay niềng theo đúng thời gian được bác sĩ chỉ định, khoảng từ 20-22 giờ mỗi ngày. Trong suốt quá trình điều trị, khách hàng cần tái khám định kỳ theo lịch hẹn để bác sĩ kiểm tra và khắc phục các vấn đề phát sinh.
Câu hỏi liên quan
Dưới đây là những thắc mắc xoay quanh việc gắn Attachment khi niềng răng Invisalign.
Thời điểm gắn Attachment ở mỗi người có giống nhau không?
Mỗi khách hàng sẽ được gắn Attachment vào thời điểm khác nhau. Sẽ có người được gắn vào giai đoạn đầu khi mới niềng răng, trong khi có các trường hợp khác có thể được gắn sau khi đã niềng một thời gian. Việc xác định thời điểm gắn Attachment sẽ do bác sĩ chỉ định, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của từng người sử dụng. Do đó, kế hoạch gắn Attachment sẽ được điều chỉnh phù hợp với từng trường hợp riêng biệt.
Có phải mọi trường hợp đều cần gắn Attachment không?
Attachment được sử dụng để hỗ trợ di chuyển răng, vì vậy hầu hết các ca niềng răng Invisalign đều cần gắn Attachment. Đặc biệt, trong những trường hợp phức tạp, Attachment thường được gắn để xử lý các vấn đề khó di chuyển và khó kiểm soát răng. Đặc biệt là đối với tình trạng răng xoay vào trong, răng lệch ra ngoài, răng chen chúc, răng hô và răng móm.
Attachment có dễ bị bung rớt không?
Attachment được cố định vào răng bằng keo nha khoa vô cùng chắc chắn, đảm bảo không dễ bị bong ra trong quá trình sử dụng. Tuy nhiên, nếu gặp phải va chạm mạnh, vẫn có khả năng Attachment sẽ bị rơi. Trong trường hợp này, bạn nên thông báo cho bác sĩ và lên lịch hẹn để gắn lại Attachment sớm nhất có thể.
Trên đây là những thông tin liên quan tới việc gắn Attachment khi niềng răng Invisalign. Để biến được mình có cần sử dụng hay gắn ở thời điểm nào, bạn cần đến các phòng khám nha khoa để được bác sĩ kiểm tra và hướng dẫn chi tiết. Mong rằng quá trình niềng răng của bạn sẽ diễn ra thuận lợi và đạt được hiệu quả tốt nhất.
hãy là người tiếp theo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!