Niềng Răng Bị Hóp Má: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Chỉnh Hình Răng Hàm Mặt | Nơi công tác: Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội

Nhiều bệnh nhân trong quá trình thực hiện chỉnh nha gặp tình trạng bị hóp má, hóp thái dương khi niềng răng. Điều này khiến nhiều người bệnh lo lắng và hoang mang gây ảnh hưởng tới cuộc sống hàng ngày. Vậy tình trạng niềng răng bị hóp má bắt nguồn từ đâu? Hãy tìm hiểu câu trả lời cũng như cách khắc phục tình trạng trên ngay trong bài viết này.

Vì sao niềng răng bị hóp má? 4 nguyên nhân bạn cần biết

Niềng răng là phương pháp rất phổ biến được nhiều người tin tưởng để điều trị các vấn đề liên quan tới răng hô, răng móm, răng vẩu, răng khấp khểnh, lệch khớp cắn,… Tuy nhiên, trong quá trình điều trị chỉnh nha, nhiều bệnh nhân gặp phải tình trạng bị hóp má khi niềng răng khiến họ vô cùng lo lắng, hoang mang không biết nguyên nhân do đâu và liệu có ảnh hưởng gì tới kết quả điều trị hay không.

Niềng răng bị hóp má nguyên nhân do đâu?
Niềng răng bị hóp má nguyên nhân do đâu?

Trên thực tế, theo các chuyên gia nha khoa, về nguyên tắc hoạt động chỉnh nha không khiến má bị lõm hay gây tình trạng hóp má khi niềng răng. Hiểu đúng về tình trạng niềng răng bị gầy đi, hóp má khi niềng thường bắt nguồn từ các nguyên nhân như:

Đây là một trong các nguyên nhân phổ phiến gây ra tình trạng niềng răng bị hóp má, hóp thái dương. Trong quá trình điều trị, có thể do kinh nghiệm điều trị và chuyên môn của bác sĩ còn chưa vững nên khi thực hiện niềng răng dẫn tới sai kỹ thuật.

Cụ thể, tại thời điểm bắt đầu điều trị, bác sĩ sử dụng dây cung to và điều chỉnh lực siết mạnh áp lực lên răng. Điều này khiến răng đột ngột chịu tác động mạnh khiến chân răng yếu dần, có thể xuất hiện tình trạng sụt ổ chân răng. Theo thời gian, nếu không có sự điều chỉnh lực kéo của niềng phù hợp một cách kịp thời, răng sẽ bị lung lay, dễ rụng và tại vị trí đó má sẽ bị hóp lại.

Tình trạng này thường gặp tại các đơn vị nha khoa điều trị chỉnh nha kém chất lượng, cơ sở vật chất thô sơ và đội ngũ bác sĩ còn yếu. Chính vì vậy, khi điều trị chỉnh nha thẩm mỹ, chuyên gia khuyến cáo bạn nên lựa chọn các đơn vị uy tín có giấy phép hoạt động, đội ngũ bác sĩ điều trị nhiều năm kinh nghiệm cùng với đó là hệ thống cơ sở vật chất hiện đạt để có kết quả điều trị tốt nhất.

Ngoài ra, việc điều trị tại các cơ sở uy tín, đã có thương hiệu và tên tuổi cũng giúp bạn yên tâm hạn chế được những rủi ro không mong muốn, điển hình là tình trạng niềng răng bị hóp má như trên.

Bác sĩ thực hiện kỹ thuật chỉnh nha sai khiến má bị hóp khi niềng

Trong quá trình thực hiện niềng răng, thực phẩm mềm, ít cần sử dụng tới lực nhai thường được ưu tiên và sử dụng nhiều. Chính vì vậy, trong khi chỉnh nha, người bệnh hình thành thói quen ít nhai hoặc chỉ nhai một bên hàm. Điều này là nguyên nhân dẫn tới tình trạng hóp má khi niềng răng.

Theo các chuyên gia nha khoa, việc ít nhai hoặc lười nhai khiến hệ thống cơ làm đầy má bao gồm cơ cắn và cơ gò má ít hoạt động hơn bình thường. Giống như những bộ phận cơ thể lâu ngày không được hoạt động, thói quen này khiến hệ thống cơ nâng đỡ má của các cơ bị chùng xuống và mềm đi dẫn tới tình trạng niềng răng bị hóp má.

Hóp má nguyên nhân xuất phát từ chế độ dinh dưỡng, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi không khoa học. Trong thời gian điều trị niềng răng, vấn đề ăn uống thời gặp nhiều khó khăn và gặp nhiều vấn đề do tình trạng đau nhức răng, khó nhai, khó ăn của bệnh nhân. Việc này nhiều khi khiến cơ thể thiếu chất, thiếu dinh dưỡng làm cho má bị hóp đi và nhiều người gặp tình trạng niềng răng bị gầy đi.

Không chỉ vậy, nếu tình trạng này diễn ra trong thời gian dài có thể còn ảnh hưởng không tốt trực tiếp tới sức khỏe làm cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu sức sống.

Thực tế, nguyên nhân niềng răng bị hóp má này xảy ra do những quan niệm không đúng trong quá trình thực hiện điều trị niềng răng. Nhiều bệnh nhân cho rằng khi chỉnh nha chỉ phải kiêng khem ăn uống và chỉ sử dụng các thực phẩm mềm. Điều này là hoàn toàn không đồng nghĩa với việc bạn không được ăn uống bình thường.

Các chuyên gia nha khoa luôn khuyên bạn nên sử dụng những thực phẩm mềm trong thời gian đầu sau khi nhổ răng, mới gắn mắc cài, xiết chỉnh lực dây cung. Điều này nhằm mục đích để răng không chịu quá nhiều áp lực tác động và có thời gian làm quen, thích nghi dần với hệ thống mắc cài hoặc khay niềng.

Tuy nhiên, sau khi đã quen với việc này, bạn vẫn có thể ăn uống hoàn toàn bình thường mà không phải lo lắng về bất kỳ vấn đề gì. Khi này, điều quan trọng là ăn uống hợp lý, khoa học đảm bảo đủ chất, đủ dinh dưỡng cho cơ thể luôn khỏe mạnh. Bên cạnh đó, bạn cũng cần lưu ý tới một số thực phẩm quá cứng hoặc quá dẻo để tránh gây tổn hại tới hệ thống mắc cài.

Tình trạng tiêu xương do mất răng lâu ngày cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến bệnh nhân niềng răng bị hóp má. Thông thường, những bệnh nhân bị mất răng lâu ngày, đặc biệt là vị trí răng ở phía trong, thuộc nhóm các răng hàm lớn sẽ xảy ra tình trạng tiêu xương ổ răng.

Lúc này, phần má chỗ răng đã mất không được xương hàm nâng đỡ, dẫn tới bị chùng xuống và gặp tình trạng hóp má. Nhìn bề ngoài, gương mặt sẽ thấy như bị lõm xuống, phần má hơi gầy gò và kém đầy đặn hơn trước.

Tiêu xương do mất răng lâu ngày gây hóp má khi niềng

Niềng răng bị hóp má do tình trạng tiêu xương chỉ xảy ra với các trường hợp răng mất thời gian dài mà không có biện pháp ngăn ngừa biến chứng tiêu xương. Chính vì vậy, nếu trong quá trình thực hiện chỉnh nha, bác sĩ chỉ định phải nhổ răng hỗ trợ điều trị thì bạn cũng đừng quá lo lắng sẽ bị hóp má.

Khi niềng răng, tại những vị trí răng bác sĩ chỉ định thực hiện nhổ sẽ có những chiếc răng khác di chuyển đến thay thế và bồi đắp xương tại vị trí này. Việc bồi đắp xương và ngăn ngừa tình trạng tiêu xương sẽ luôn được đảm bảo trong suốt quá trình chỉnh nha dịch chuyển răng nên bạn hoàn toàn yên tâm sẽ không bị hóp má khi niềng răng.

4 cách khắc phục tình trạng niềng răng bị hóp má

Tình trạng niềng răng bị hóp má hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh và khắc phục để giúp bạn có một quá trình niềng răng đạt kết quả như mong muốn. Bạn có thể chủ động phòng ngừa tình trạng hóp má khi niềng răng nếu thực hiện những lưu ý dưới đây:

Thay đổi thói quen nhai trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày

Như đã phân tích, trong quá trình điều trị chỉnh nha, bệnh nhân thường có xu hướng sử dụng các thực phẩm, thức ăn mềm, không cần sử dụng nhiều lực nhai. Điều này tạo thành thói quen khiến quá trình vận động của hàm giảm, hoạt động nhai cũng sử dụng ít lực hơn bình thường làm cho hệ thống cơ hàm nâng đỡ má mềm đi và chùng xuống gây tình trạng hóp má khi niềng răng.

Để khắc phục tình trạng này, bạn cần xây dựng thói quen mới trong sinh hoạt ăn uống hàng ngày, cụ thể là thói quen nhai. Cơ thể hoạt động theo nguyên tắc càng hoạt động nhiều thì những bộ phận cơ thể sẽ càng rắn chắc và khỏe mạnh hơn và ngược. Điều này tương tự có thể áp dụng với hệ thống cơ hàm nâng đỡ và thực hiện chức năng nhai. Hãy tạo cho chúng thói quen hoạt động nhiều hơn để tránh tình trạng suy yếu và mềm đi.

Tạo thói quen nhai nhiều hơn để tránh tình trạng răng bị suy yếu và mềm đi
Tạo thói quen nhai nhiều hơn để tránh tình trạng răng bị suy yếu và mềm đi

Thời gian đầu trong quá trình điều trị niềng răng, bạn có thể ưu tiên những đồ ăn mềm, dùng ít lực nhai để hạn chế đau nhức và tổn thương răng. Tuy nhiên, sau khi đã làm quen và thích nghi được với hệ thống mắc cài hay khay niềng, hãy ăn uống bình thường, tạo thói quen cho hệ thống cơ hàm hoạt động sử dụng nhiều lực hơn để chúng luôn khỏe mạnh và săn chắc, nâng đỡ tốt phần má.

Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý nhai đều hai bên hàm để không bị hóp má một bên. Những điều này giúp bạn hạn chế rất nhiều tình trạng niềng răng bị hóp má.

Điều trị tại đơn vị phòng khám nha đảm bảo uy tín

Điều trị chỉnh nha thẩm mỹ đòi hỏi rất nhiều về mặt kỹ thuật, kinh nghiệm thực hiện và trình độ chuyên môn cao. Đó là bởi quy trình thực hiện niềng răng rất phức tạp và sẽ là không tốt nếu được điều trị bởi bác sĩ thiếu trình độ chuyên môn và chưa vững kinh nghiệm.

Với tình trạng “nha tặc” hiện nay, việc điều trị tại những đơn không đảm bảo về cơ sở vật chất, đội ngũ bác sĩ thiếu trình độ cũng như kinh nghiệm thực hiện chỉnh nha có thể gây ra nhiều biến chứng và hậu quả khó lường. Chính vì vậy, bạn cần tìm hiểu và lựa chọn đơn vị điều trị nha khoa uy tín với những tiêu chí cụ thể về:

  • Cơ sở vật chất tại đơn vị điều trị: Những phòng khám có trang thiết bị, máy móc hỗ trợ hiện đại được Bộ Y tế cấp phép cũng như đạt chất lượng theo các tiêu chuẩn thế giới sẽ là ưu tiên hàng đầu để bạn lựa chọn.
  • Đội ngũ bác sĩ có trình độ cao: Việc bác sĩ điều trị thực hiện sai kỹ thuật dẫn tới tình trạng niềng răng bị hóp má một phần là do trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm điều trị còn yếu. Do đó, hãy lựa chọn đơn vị gồm đội ngũ bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, chuyên môn sâu về niềng răng để đảm an toàn và kết quả điều trị tốt nhất.

Tạo thói quen sinh hoạt ăn uống theo chế độ khoa học

Việc thiếu chất, thiếu dinh dưỡng không chỉ khiến niềng răng bị hóp má nói riêng mà còn ảnh hưởng rất xấu tới sức khỏe cơ thể. Chính vì điều này, bạn cần xây dựng và duy trì thói quen dinh dưỡng và sinh hoạt theo chế độ một cách khoa học.

Việc đảm bảo ăn uống không gây hại tới hệ thống niềng rất quan trọng, nhưng trước tiên, bạn cần đảm bảo đủ nhu cầu về mặt dinh dưỡng cho cơ thể. Đừng quá cố ép bản thân kiêng khem quá nhiều dẫn tới không chỉ bị hóp má khi niềng răng mà còn làm cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi. Việc hình thành và duy trì thói quen dinh dưỡng và sinh hoạt theo chế độ khoa học giúp bạn thoải mái, tinh thần tỉnh táo và hạn chế được rất nhiều biến chứng cho quá trình điều trị niềng răng cũng như sức khỏe cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng khoa học dành cho người niềng răng
Chế độ dinh dưỡng khoa học dành cho người niềng răng

Tuân thủ lịch tái khám từ bác sĩ điều trị

Trong quá trình điều trị niềng răng có thể xảy ra nhiều phát sinh không mong muốn gây cản trở quá trình và ảnh hưởng tới kết quả chỉnh nha. Do đó, bạn nên tuân thủ lịch tái khám định kỳ từ bác sĩ. Điều này giúp bác sĩ theo dõi và kiểm tra tốc độ điều trị niềng răng cho bạn.

Ngoài ra, việc thăm khám định kỳ như vậy sẽ giúp bác sĩ nắm được những vấn đề răng miệng bạn gặp phải, ví dụ như trong lúc niềng răng bị hóp má, bị hóp thái dương khi niềng răng và đưa ra phương án khắc phục tình trạng sớm nhất có thể.

Một số thắc mắc liên quan tới tình trạng niềng răng bị hóp má

Ngoài giải đáp các vấn đề liên quan tới nguyên nhân và cách khắc phục trình trạng niềng răng bị hóp má thì sau đây là tổng hợp một số câu hỏi được quan tâm của các bệnh nhân mong muốn hoặc đang thực hiện điều trị niềng răng được các chuyên gia tại Trung Tâm ViDental Brace giải đáp:

Tháo niềng có hết hóp má không?

Niềng răng bị hóp má khiến gương mặt trở nên kém thẩm mỹ là tình trạng có thể xảy ra trong quá trình chỉnh nha, hoàn toàn bình thường. Bạn đừng quá lo lắng vì tình trạng này sẽ hoàn toàn được khắc phục tại thời điểm bác sĩ chỉ định bạn có thể tháo niềng. Sau khi tháo niềng, tình trạng hóp má sẽ không còn và thậm chí gương mặt sẽ có thể được cải thiện thêm.

Gò má cao có nên niềng không?

Mục đích chính của điều trị niềng răng chính là giúp hàm răng thẳng hàng, đầy đặn và khắc phục tình trạng răng hô, răng thưa, răng móm, răng vẩu, răng khấp khểnh,… Quá trình này chỉ tác động lực tới răng nhằm dịch chuyển các răng về đúng vị trí trên cung hàm và không ảnh hưởng đến cấu trúc xương mặt.

Chính vì vậy, yếu tố gò má cao hay gò má thấp không liên quan tới quá trình điều trị niềng hay tác động tới kết quả của việc thực hiện chỉnh nha. Nếu bạn có gò má cao hoàn toàn có thể thực hiện niềng răng để có hàm răng đều đặn, thằng hàng và khuôn mặt trông cân đối hơn.

Gò má cao không ảnh hưởng tới việc thực hiện niềng răng
Gò má cao không ảnh hưởng tới việc thực hiện niềng răng

Niềng răng bị hóp má hóp thái dương có hết không?

Có nhiều bệnh nhân bị hóp má hóp thái dương khi niềng lo lắng và thắc mắc tình trạng này liệu có trở lại bình thường không? Thực tế, tình trạng này sẽ không tồn tại mãi mãi và hoàn toàn trở lại bình thường khi đã quen với chế độ ăn uống hoặc muộn nhất là khi bệnh nhân đã hoàn thành quá trình niềng răng.

Với nhiều trường hợp niềng răng bị hóp má, nếu bác sĩ thực hiện đúng kỹ thuật và có kế hoạch điều trị phù hợp thì có thể hồi phục sớm hơn, thậm chí gương mặt còn trở nên cân bằng, thon gọn hơn trước.

Hy vọng với những chia sẻ trên bài viết, bạn đọc đã hiểu thêm về tình trạng niềng răng bị hóp má. Đồng thời, nắm rõ, hiểu sâu về các nguyên nhân cũng như phương pháp phòng ngừa và điều trị tình trạng trên. Hãy chủ động trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe răng miệng trong quá trình điều trị niềng răng để hạn chế các biến chứng cũng như tình trạng ngoài ý muốn diễn ra. Nếu bạn còn thắc mắc hay vấn đề cần giải đáp liên quan tới sức khỏe răng miệng, hãy liên hệ tới Trung Tâm ViDental Brace để được giải đáp nhanh chóng từ đội ngũ chuyên gia nha khoa uy tín.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

5000+ Người đã thành công
hãy là người tiếp theo
Khách hàng trải nghiệm tại Viện niềng răng Vidental
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Brace - Hà Nội: TT Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 963.000.804

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 963.000.804

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Brace - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309