Thực Đơn 7 Ngày Cho Người Niềng Răng
Khi đang trong quá trình niềng răng, đặc biệt là đối như với những khách hàng sử dụng phương pháp niềng răng mắc cài. Trên răng sẽ có khí cụ niềng gồm dây cung, mắc cài và sẽ gây khó khăn, cản trở trong việc ăn uống. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng sụt cân, hóp má và thậm chí là hỏng khí cụ khi ăn những đồ quá cứng, nên kiêng. Vậy trong quá trình niềng răng nên ăn và nên kiêng món gì? Cùng với đó là gợi ý thực đơn 7 ngày cho người niềng răng chi tiết nhất, cùng tham khảo ngay bên dưới đây.
Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho người niềng răng
Nếu đang trong quá trình niềng răng, sẽ có những thực phẩm mà bạn nên và không nên sử dụng để kết quả niềng đạt được như mong muốn, cụ thể như sau:
Những thực phẩm nên dùng
Nếu bạn muốn ăn thịt, hãy băm nhuyễn hoặc xay nhỏ rồi mới ăn hoặc dùng nấu cháo, nấu súp. Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp ăn các loại trái cây, rau củ, sữa,… cũng là những thực phẩm phù hợp và được khuyến khích sử dụng với người niềng răng.
Đối với những người niềng răng nên ưu tiên lựa chọn những loại thực phẩm mềm, lỏng, ít vụn và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng. Bạn có thể tham khảo các loại thực phẩm như phô mai, sữa, sữa chua, trứng gà, những loại thực phẩm này đều chứa dồi dào vitamin D, rất tốt cho sức khỏe răng miệng.
Những thực phẩm không nên dùng
Trong giai đoạn đầu khi niềng răng, bạn thường sẽ cảm thấy khó chịu, ê buốt chân răng, đau nhức vùng quanh hàm. Vì vậy, việc ăn các đồ quá nóng, quá lạnh sẽ gây khó chịu khi ăn uống. Những đồ ăn có độ dính cao, dai có thể kể đến như bánh nếp, bánh dày, xôi,… Ngoài ra, các đồ ăn có kích thước lớn cũng nên hạn chế vì bạn khó có thể nhai như bình thường. Những thức ăn này nếu vô tình bám vào mắc cài thì việc tháo ra để vệ sinh cũng rất mất thời gian và tốn sức.
Thực đơn 7 ngày cho người niềng răng
Đối với những người niềng răng, việc có một chế độ ăn uống, kiêng khem là điều vô cùng quan trọng. Giúp bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như tránh được các tác động xấu không mong muốn. Dưới đây là thực đơn 7 ngày dành cho người niềng răng mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.
Ngày thứ 1
Súp gà, sữa chua, chuối là thực đơn mà bạn có thể thử khi trong ngày đầu khi kết thúc quá trình niềng răng. Đối với những người mới, vùng nướu, hàm sẽ thường bị đau nhức, khó chịu. Chính vì vậy, bạn có thể thử món súp được chế biến từ thịt gà xé sợi, súp ở dạng lỏng nên bạn có thể dễ dàng nuốt mà không cần nhai quá nhiều.
Súp gà được chế biến từ thịt gà xé sợi nhỏ, kết hợp cùng ngô ngọt, nấm kim châm, nấm hương,… sẽ tạo nên một món ăn vô cùng phù hợp cho bạn.
Ở các bữa phụ, bạn có thể ăn xen kẽ giữa chuối và sữa chua để bổ sung đầy đủ vitamin, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Ngày thứ 2
Cháo khoai lang đậu xanh, đu đủ chín là những món ăn tiếp theo trong ngày thứ 2 của người niềng răng. Trong hôm nay, bạn hãy nấu một nồi cháo đậu xanh kết hợp với khoai lang để tạo nên một món ăn hấp dẫn, ngon miệng. Cháo được nấu mềm kết hợp với sự bùi béo của khoai lang và đậu xanh, thực sự là một món ăn mà bạn không nên bỏ qua. Với loại cháo này, bạn có thể ăn cả ngày mà không cảm thấy bị ngán, không cần tác động lực nhai quá nhiều khiến răng bị đau nhức.
Ở bữa tráng miệng, đu đủ là một loại quả phù hợp với những người đang trong quá trình niềng răng. Đu đủ có hương vị thơm ngon, mềm chín, dễ ăn. Bạn sẽ không cảm thấy quá đói khi ăn theo chế độ này.
Ngày thứ 3
Trứng hấp mật ong, canh bí đỏ thịt bằm, sữa chua là những món ăn tiếp theo mà bạn có thể tham khảo cho ngày thứ 3. Trứng hấp là một món ăn quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày của người Việt Nam. Tuy nhiên, trứng hấp mật ong thì có đôi chút lạ lẫm, nếu chưa từng thử món này, bạn có thể chế biến để đổi món cho lạ miệng.
Bạn có thể chuẩn bị trứng gà, mật ong, sữa đặc, cho vào tô 2 quả trứng gà cùng với 1 muỗng canh mật ong và 1 muỗng canh sữa đặc. Dùng máy đánh trứng tiến hành đánh tan trứng và các nguyên liệu, đánh đến khi trứng bắt đầu bông nhẹ, nổi các bọt khí lên thì ngưng. Chuẩn bị 2 cái chén nhỏ cho vào xửng hấp trước, đổ hỗn hợp trứng đã đánh bông vào chén. Đậy kín nắp và hấp trong khoảng 15 – 20 phút thì tắt bếp. Tắt bếp, lấy trứng ra khỏi xửng hấp chờ cho nguội bớt là có thể thưởng thức ngay.
Kết hợp với trứng hấp, bạn có thể kết hợp với canh bí đỏ để đầy đủ các dưỡng chất cho cơ thể. Trong các bữa phụ, bạn có thể ăn thêm sữa chua kết hợp cùng dâu tây để tăng thêm hương vị.
Ngày thứ 4
Vào ngày thứ 4 thực đơn sẽ gồm có cháo thịt bằm rau củ kết hợp với bánh bông lan cam. Nguyên liệu để chế biến cháo gồm có gạo loại ngon, thịt bằm nhuyễn cùng với các loại rau củ quả mà bạn yêu thích. Để nấu được một nồi cháo ngon, đầu tiên bạn cần vo gạo rồi để ráo nước, rang gạo cho vàng đều để khi nấu sẽ thơm ngon hơn. Nếu ăn được hành, bạn hãy đem rửa hành lá, hành khô và đem thái nhỏ. Xào sơ thịt với một chút hành khô và dầu ăn, thêm một chút gia vị. Cho khoảng 2 lít nước vào nồi rồi cho gạo đã rang đun cho nhừ. Sau đó, cho phần thịt đã xào sơ vào nồi cháo, đun liu riu thêm vài phút nữa rồi tắt bếp. Múc cháo ra tô, cho lên trên một ít tiêu xay, hành lá và bắt đầu thưởng thức.
Với món bánh bông lan cam, bạn có thể dễ dàng mua ở những hiệu bánh. Loại bánh này có hương vị thơm ngon, ngọt nhẹ từ cam. Giúp bạn thêm món cho thực đơn ăn uống của mình phong phú hơn.
Ngày thứ 5
Ở ngày thứ 5, bạn có thể chuyển từ cháo thịt bằm sang cháo tôm nấm rơm cà rốt kết hợp với bữa phụ là bánh flan phô mai. Để nấu một tô cháo tôm nấm rơm ngon và bổ dưỡng, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu sau đây như tôm tươi, nấm rơm, gạo, nước và các gia vị tùy theo sở thích cá nhân.
Đầu tiên, hãy rửa sạch gạo, nấu cho nhuyễn thành cháo. Tôm tươi được rửa sạch, bóc vỏ và gạch sẵn, trong khi nấm rơm được cắt lát. Khi gạo đã chín, hãy thêm tôm và nấm vào nồi và nấu tiếp khoảng 5 phút cho đến khi tôm chín và nấm mềm. Thêm hành phi và hành lá, nêm muối và tiêu cho vừa ăn, có thể thêm một ít dầu mè để tăng hương vị.
Ngoài bữa cháo, ở các buổi xế chiều hay bữa sáng, bạn có thể thử bánh flan phô mai mềm mịn, quyện cùng độ beo béo để tránh tình trạng thèm đồ ngọt.
Ngày thứ 6
Chắc hẳn qua những ngày ăn cháo bạn đã cảm thấy hơi ngán và muốn quay trở lại ăn cơm như bình thường. Ở ngày thứ 6 này, bạn có thể thay cháo bằng cơm với các món ăn kèm như thịt kho tàu hay canh khoai mỡ thịt băm. Với thịt kho tàu, bạn hãy kho mềm thịt nhất có thể để dễ dàng trong việc nhai, nghiền nát thức ăn. Ngoài ra, món canh khoai mỡ thịt bằm sẽ giúp bạn đổi món và dễ ăn hơn. Hãy chế biến như bình thường nhưng để thời gian lâu hơn để thức ăn có thể mềm, tránh tác động mạch nhai quá nhiều.
Ngày thứ 7
Ở ngày cuối cùng, bạn có thể ăn cơm cùng với các món như trứng hấp thịt, canh rau củ thịt viên cùng món tráng miệng là thanh long. Đối với bữa cơm này, bạn có thể bắt đầu bằng một tô canh rau củ thịt viên, với sự kết hợp đa dạng từ rau củ như cà rốt, cải bắp, khoai tây kết hợp với thịt viên thơm ngon và nước dùng đậm đà. Tiếp theo, một đĩa trứng hấp sẽ giúp bổ sung protein tốt và rất dễ chuẩn bị. Bạn có thể làm trứng hấp với các gia vị như hành, tỏi, tiêu, và có thể thêm một chút nước mắm hoặc sốt tương. Ăn cơm trắng kết hợp với hai món trên để tăng thêm hương vị và có cảm giác no lâu hơn.
Cuối cùng, để tráng miệng, bạn có thể kết thúc bữa ăn một cách nhẹ nhàng bằng một đĩa thanh long. Thanh long không chỉ ngon mà còn giúp làm dịu cảm giác ngán sau bữa ăn. Với sự kết hợp này, bạn sẽ có một bữa cơm hoàn hảo, đầy đủ chất dinh dưỡng và đa dạng hương vị để thưởng thức vào ngày cuối cùng!
Trên đây là thực đơn 7 ngày cho người niềng răng chi tiết, đầy đủ chất dinh dưỡng nhất mà chúng tôi đã tổng hợp được. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
hãy là người tiếp theo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!