Top 6 Cách Vệ Sinh Răng Miệng Khi Niềng Răng Chi Tiết Nhất
Để quá trình niềng răng được tiết kiệm thời gian cũng như đạt hiệu quả tốt nhất, ngoài việc lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín thì việc vệ sinh răng miệng hàng ngày cũng đóng vai trò quan trọng. Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng sẽ trở nên khó khăn hơn. Khoang miệng sẽ rất dễ gặp các bệnh lý nha khoa nếu không được vệ sinh đúng cách. Vậy vệ sinh răng miệng khi niềng răng như thế nào mới là đúng? Cần lưu ý gì với chế độ ăn uống hàng ngày? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.
Chăm sóc răng niềng quan trọng như thế nào?
Trong quá trình niềng răng, khi ăn uống việc thức ăn mắc kẹt vào khí cụ niềng như mắc cài và dây cung là điều khó có thể tránh khỏi. Với những khí cụ gắn trong miệng, việc làm sạch khoang miệng sẽ khó khăn hơn rất nhiều. Điều này sẽ dẫn tới tình trạng hình thành mảng bám và là nơi tích tụ của vi khuẩn khiến bạn gặp phải các bệnh lý về răng miệng có thể kể đến như viêm nha chu, viêm nướu, sâu răng, viêm lợi và hơi thở có mùi khó chịu.
Không những vậy, việc chăm sóc răng miệng không đúng cách cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả của quá trình niềng răng. Khi các bệnh lý răng miệng xảy ra, bạn cần điều trị dứt điểm trước khi tiếp tục quá trình niềng. Tránh làm gián đoạn và kéo dài thời gian điều trị cũng như tăng cao chi phí. Chính vì vậy, việc vệ sinh răng miệng đúng cách khi niềng răng là vô cùng quan trọng. Trong phần tiếp theo đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh và chăm sóc răng miệng sau khi niềng.
Hướng dẫn cách vệ sinh và chăm sóc răng sau khi niềng
Dưới đây là 6 cách chăm sóc răng miệng đúng chuẩn nha khoa mà bạn có thể tham khảo và áp dụng:
Dùng chỉ nha khoa
Trước khi đánh răng, bạn cần sử dụng chỉ nha khoa sau bữa ăn để có thể làm sạch thức ăn thừa mắc bên trong kẽ răng. Đây là những vùng mà bàn chải bình thường khó có thể tiếp cận được, dẫn tới việc hình thành mảng bám trong khoang miệng. Chỉ nha khoa có thể dễ dàng tìm kiếm và mua tại các hiệu thuốc. Bạn có thể luồn sợi chỉ vào giữa các kẽ răng và di chuyển lên xuống để làm sạch mảng bám thức ăn. Giúp khoang miệng được làm sạch một cách toàn diện và giảm nguy cơ phát triển sâu răng và bệnh nha chu.
Sử dụng bàn chải lông mềm
Đối với những người đang trong quá trình niềng răng, việc lựa chọn bàn chải là một điều vô cùng quan trọng. Bạn nên ưu tiên lựa chọn loại bàn chải với lông mềm, kích thước vừa với khoang miệng để tránh làm tổn thương tới các mô mềm. Nếu sử dụng bàn chải có kích thước to sẽ khó khăn hơn trong việc di chuyển và làm sạch toàn diện. Lưu ý rằng, bàn chải cần thay 3 tháng/lần để đảm bảo vệ sinh răng miệng và tránh để vi khuẩn tích tụ.
Bạn có thể tìm hiểu và lựa chọn loại bàn chải chuyên dụng cho niềng răng, được thiết kế đặc biệt để làm sạch các kẽ răng và mắc cài. Bàn chải này sẽ có đầu nhỏ linh hoạt, giúp bạn dễ dàng tiếp cận và làm sạch cặn thức ăn. Ngoài ra bàn chải kẽ răng thường được chia thành hai loại như dạng chữ I dùng cho răng trước và dạng chữ L dùng cho răng sau. Đây cũng là loại bàn chải được các chuyên gia bác sĩ nha khoa khuyên sử dụng.
Chải răng đúng cách
Hàng ngày bạn nên thực hiện đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với cách đánh được bác sĩ hướng dẫn trước đó. Kỹ thuật đánh răng hiệu quả bao gồm việc xoay tròn hoặc chải dọc trên các bề mặt của răng, từ trong ra ngoài. Đối với các mắc cài, bạn có thể đặt bàn chải tựa vào lợi và răng, sau đó nhẹ nhàng đẩy bàn chải lên và xuống dưới dây cung để làm sạch xung quanh mắc cài. Ngoài ra, phần lưỡi cũng lên được làm sạch vì theo nghiên cứu, 70% vi khuẩn tập trung ở đó. Đối với những khách hàng đang sử dụng dịch vụ niềng răng trong suốt, vì đây là khay có thể tháo lắp nên bạn có thể đánh răng như bình thường.
Xem thêm: Bàn Chải Cho Người Niềng Răng Và Cách Chải Răng Chuẩn Nha Khoa
Lựa chọn kem đánh răng có fluoride
Bạn nên ưu tiên lựa chọn các loại kem đánh răng có chứa thành phần Fluoride, đây là một khoáng chất quan trọng trong quá trình tạo men và ngà răng. Khi sử dụng, các thành phần có trong kem đánh răng sẽ giúp củng cố và bảo vệ men răng, ngăn chặn sự hình thành sâu răng một cách hiệu quả.
Tham khảo thêm: Kem đánh răng cho người niềng răng
Sử dụng thêm nước súc miệng
Sau khi thực hiện các bước như làm sạch bằng chỉ nha khoa và đánh răng, cuối cùng bạn nên sử dụng nước súc miệng để làm sạch hoàn toàn các vi khuẩn trong khoang miệng. Ưu tiên lựa chọn các loại nước súc miệng có chứa thành phần fluoride để giảm sự ê buốt, tăng cường sức đề kháng và bảo vệ răng niềng tốt hơn. Bạn có thể súc miệng trực tiếp hoặc pha loãng để sử dụng.
Ngoài những dụng cụ trên, bạn cũng nên tham khảo máy tăm nước, đây là một dụng cụ làm sạch chất lượng hiệu quả được rất nhiều khách hàng ưa chuộng hiện nay. Sử dụng máy tăm nước không mất nhiều thời gian, bạn chỉ cần bấm nút và di chuyển tăm nước đến các kẽ răng, nước sẽ tự động phun ra và đẩy hết cặn bám ra ngoài.
Cạo vôi răng định kỳ
Trong quá trình ăn uống hàng ngày, phần dưới của răng và lợi thường dễ bị tích tụ cặn, gọi là vôi răng. Vôi răng thường có kết cấu khá cứng và khó loại bỏ bằng cách chải răng thông thường. Chính vì vậy, bạn nên đến nha khoa để cả bôi răng định kỳ 6 tháng/lần.
Nếu quá lâu không cạo vôi răng, không chỉ khiến toàn hàm mất thẩm mỹ mà đây còn là cơ hội để vi khuẩn phát triển, dẫn đến các bệnh lý như viêm nha chu, sâu răng, hôi miệng.
Tham khảo thêm: Thực đơn 7 ngày cho người niềng răng
Lưu ý về chế độ ăn uống khi đeo niềng
Không những việc vệ sinh răng miệng đóng vai trò quan trọng, mà trong chế độ ăn uống hàng ngày khi đeo niềng, bạn cũng nên lưu ý một số điều như sau:
- Cắt nhỏ thức ăn và nhai thật chậm: Đối với những người niềng răng, việc ăn uống sẽ trở nên khó khăn hơn. Bạn có thể chuẩn bị dao kéo cắt nhỏ thức ăn để dễ nuốt và tránh tác động lực nhai quá nhiều có thể gây hỏng mắc cài.
- Tránh cắn trực tiếp bằng răng phía trước: Điều này có thể làm ảnh hưởng tới răng và khiến thức ăn mắc kẹt, khó vệ sinh hơn. Bạn có thể cắt nhỏ thức ăn hoặc dùng tay xé nhỏ trước khi đưa vào hàm nhai.
- Hãy ăn thức ăn mềm: Khi ăn thức ăn mềm, bạn sẽ không phải nhai quá nhiều, giảm được các va chạm trong khoang miệng. Một số loại thực phẩm mà bạn có thể ăn như cháo, súp,….
- Không ăn đồ dính: Khi ăn những loại thực phẩm này sẽ rất dễ bám vào thì cụ niềng, khiến bạn khó chịu và cần nhiều thời gian để làm sạch răng miệng hơn. Một số loại đồ ăn dính có thể kể đến như kẹo ngọt, xôi, bánh nếp, bánh dày, bánh mochi, các loại hạt,…
- Không ăn đồ cứng: Nếu ăn đồ ăn cứng sẽ có thể khiến mắc cài bị bung tuột hoặc bị méo. Ngoài ra, chúng có thể làm ảnh hưởng tới vùng mô nha chu quanh răng.
- Chải răng thật sạch sau khi ăn đồ ngọt: Bạn sẽ rất dễ bị sâu răng nếu như ăn quá nhiều đồ ngọt. Chính vì vậy, sau mỗi lần ăn bạn nên làm sạch khoang miệng ngay để tránh dính lên bề mặt răng, dẫn tới tình trạng sâu răng.
- Giải quyết những vết xước trong miệng: Đối với những người niềng răng, mắc cài rất có thể bị trầy xước trong khoang miệng bởi dây cung mắc cài cọ vào môi và má. Lúc này, nếu tình trạng đau nhức xuất hiện bạn có thể sử dụng sáp nha khoa, súc miệng bằng nước muối ấm và hạn chế nhai vào các vùng trầy xước này.
- Hãy uống nhiều nước: Trong quá trình niềng răng, bạn sẽ cảm thấy khoang miệng của mình bị khô hơn. Chính vì vậy, mỗi ngày bạn nên nạp đủ khoảng 2 lít nước để giữ cho khoang miệng luôn ẩm ướt, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Trên đây là hướng dẫn cách vệ sinh răng miệng khi niềng răng chi tiết nhất. Ngoài việc vệ sinh răng, bạn cũng nên chú ý hơn trong chế độ ăn uống hàng ngày khi đang trong quá trình đeo niềng. Hy vọng bài viết này đã giúp ích được cho bạn, nếu còn thắc mắc nào khác, ãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp chính xác nhất.
hãy là người tiếp theo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!