25 Tuổi Niềng Răng Được Không? Chi phí là bao nhiêu?
Việc niềng răng sẽ trở nên dễ dàng, đạt hiệu quả tốt nhất khi khách hàng niềng ở đổi tuổi từ 6 – 16 tuổi. Lúc này, xương hàm còn đang phát triển và có thể dễ dàng điều chỉnh. Vậy 25 tuổi có niềng răng được không? Thì câu trả lời là hoàn toàn được, ở tuổi 25 bạn vẫn có thể sử dụng nhiều phương pháp niềng để tăng tính thẩm mỹ và cải thiện chức năng của răng. Ngoài ra niềng răng ở độ tuổi này gồm có những phương pháp nào cũng như cần lưu ý gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm lời giải đáp nhé.
25 Tuổi Niềng Răng Được Không?
Giải đáp: 25 tuổi vẫn hoàn toàn có thể niềng răng được. Nếu bạn cảm thấy không hài lòng với hàm răng hiện tại của mình và muốn cải thiện, thì bạn hoàn toàn có thể tìm đến phương pháp niềng răng.
Tuy nhiên, có một số điều bạn cần lưu ý khi niềng răng ở tuổi 25:
- Thời gian niềng răng có thể kéo dài hơn: Xương hàm của người trưởng thành đã phát triển hoàn thiện nên việc dịch chuyển răng có thể mất nhiều thời gian hơn so với trẻ em.
- Cảm giác đau có thể nhiều hơn: Xương hàm cứng cáp hơn cũng đồng nghĩa với việc bạn có thể cảm thấy đau nhiều hơn trong quá trình niềng răng.
- Phương pháp niềng răng có thể phức tạp hơn: Trong một số trường hợp, có thể cần nhổ răng hoặc mài kẽ răng để tạo không gian cho răng dịch chuyển.
Tuy nhiên, những điều này không có nghĩa là bạn không thể niềng răng thành công ở tuổi 25. Với sự tiến bộ của công nghệ nha khoa hiện nay, có rất nhiều phương pháp niềng răng phù hợp với người trưởng thành, từ mắc cài kim loại truyền thống đến mắc cài sứ thẩm mỹ hay thậm chí là niềng răng không mắc cài (Invisalign).
Các phương pháp niềng răng cho độ tuổi 25
Phương pháp | Đặc điểm | Ưu điểm | Nhược điểm |
Niềng răng mắc cài thường |
|
|
|
Niềng răng mắc cài tự buộc |
|
|
|
Niềng răng mắc cài mặt trong |
|
|
|
Niềng răng Invisalign |
|
|
|
Tham khảo: Niềng Răng Bao Nhiêu Tiền? Chi Phí Niềng Răng Mới Nhất
Những lưu ý khi niềng răng ở tuổi 25
Dưới đây là những lưu ý mà khách hàng cầm nắm được khi thực hiện niềng răng để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Làm đúng theo lời dặn của Bác sĩ, tái khám đúng hẹn
Sau khi đã niềng răng, bác sĩ sẽ có những dặn dò, hướng dẫn cho bạn về cách sử dụng cũng như lịch khám định kỳ. Bạn nên chú ý và thực hiện đúng theo phác đồ, mỗi lần thăm khám, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại lực kéo của mắc cài và kiểm tra độ dịch chuyển của răng. Ngoài ra nếu có vấn đề phát sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra và điều trị kịp thời. Nếu không thực hiện đúng chuẩn, hiệu quả niềng cũng như thời gian tháo niềng theo dự kiến sẽ không được đảm bảo đúng thời hạn.
Lựa chọn niềng răng ở những nha khoa uy tín
Việc lựa chọn được cơ sở niềng răng chất lượng, uy tín là yếu tố quan trọng, tác động lớn tới hiệu quả niềng răng và sức khỏe của răng miệng. Trước khi tiến hành thực hiện tại bất cứ đâu, bạn nên tìm hiểu thật kỹ các thông tin của trung tâm này. Ngoài ra, đội ngũ bác sĩ thực hiện cần có giấy phép hành nghề, có chuyên môn, trình độ tốt, tránh gây ảnh hưởng xấu đến khoang miệng.
Có thể bạn quan tâm: 30 Tuổi Niềng Răng Bao Nhiêu Tiền? Phương Pháp Nào Hiệu Quả
Lựa chọn phương pháp niềng răng phù hợp
Mỗi phương pháp niềng răng sẽ có những ưu, nhược điểm cũng như mức giá khác nhau. Bạn hãy tìm hiểu thật kỹ và lựa chọn được các phương pháp phù hợp với nhu cầu và kinh tế của bản thân. Hiện nay có rất nhiều phương pháp niềng răng với các mức chi phí khác nhau từ 27 – 120 triệu. Con số này có thể thay đổi tùy theo các trung tâm, cơ sở và thời điểm mà bạn thực hiện.
Chú ý ăn uống và vệ sinh răng miệng
Trong quá trình niềng, bạn nên chú ý hơn về chế độ ăn uống của mình, tránh ảnh hưởng tới kết quả. Bạn cần tránh ăn các đồ cứng, thức ăn dai vì có thể sẽ làm bung hay thậm chí là vỡ mắc cài. Các đồ ngọt như socola, mochi, bánh kéo sẽ rất khó được làm sạch sau khi ăn và đây cũng là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Đồ uống có gas, nước ngọt nếu có nhiều nhiều axit có thể dẫn tới tình trạng sâu răng cũng như ăn mòn chân răng.
Lúc này, việc vệ sinh răng miệng đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bạn cần làm sạch các mảnh vụn còn sót trên răng, mắc cài, nguyên nhân gây ra viêm nướu, viêm nha chu trong quá trình niềng. Dưới đây là một vài lưu ý khi vệ sinh răng miệng:
- Sử dụng bàn chải lông mềm, chải nhẹ nhàng và chải ít nhất 2 lần/ 1 ngày.
- Thường xuyên thay bàn chải định kỳ, tránh để vi khuẩn tích tụ quá lâu
- Sử dụng tăm nước kết hợp chỉ nha khoa để làm sạch khoang miệng từ sâu các kẽ răng trong, loại bỏ sạch mảng bám.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp trong thời gian sớm nhất.
hãy là người tiếp theo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!