[So Sánh] Niềng Răng Mắc Cài Pha Lê Và Mắc Cài Sứ

Đã được tư vấn chuyên môn bởi | Chuyên Khoa: Chỉnh Hình Răng Hàm Mặt | Nơi công tác: Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội

Tuy đã xuất hiện trên thị trường nhiều năm nhưng mắc cái pha lê và mắc cài sứ vẫn thường xuyên gây nhầm lẫn cho nhiều người. Nếu bạn cũng chưa thể phân biệt được hai loại mắc cài này, hãy theo dõi bài viết sau để cùng chuyên gia răng miệng ViDental tìm hiểu thông tin chi tiết hơn. 

Mắc cài pha lê và mắc cài sứ có gì giống và khác nhau?

Dây cung và mắc cài là “bộ đôi” không thể thiếu trong hầu hết các kỹ thuật chỉnh nha. Đây là những khí cụ nha sĩ sẽ gắn lên răng để tạo lực tác động giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn, khắc phục các tình trạng hô, móm, lệch lạc,… ở hàm răng. Trong quá khứ, người ta thường sử dụng mắc cài chế tạo từ chất liệu hợp kim như niken-titanium bởi chúng có độ bền, độ chịu lực tốt. Tuy nhiên, mắc cài kim loại không có tính thẩm mỹ cao và đôi khi gây mất tự tin trong giao tiếp. Chính vì để, khắc phục nhược điểm đó, hiện nay trên thị trường đã giới thiệu nhiều loại niềng răng mắc cài, nổi bật là mắc cài pha lê và mắc cài sứ.   

Mắc cài pha lê và mắc cài sứ ngày càng được ưa chuộng
Mắc cài pha lê và mắc cài sứ ngày càng được ưa chuộng

Mắc cài pha lê là gì? Mắc cài sứ là gì?

Về cơ bản, niềng răng mắc cài sứ và mắc cài pha lê có cơ chế hoạt động và những đặc điểm gần tương tự nhau. Điểm khác nhau dễ thấy nhất nằm ở chất liệu cấu tạo nên hai loại mắc cài này:

  • Mắc cài sứ: Được chế tạo từ sứ và một số hợp kim khác chuyên dụng trong nha khoa, có màu trắng tiệp với màu sắc của răng. 
  • Mắc cài pha lê: Được cấu tạo từ chất liệu đá crystal trong suốt, gần như không có màu sắc gì. 

Ngoài ra, niềng răng sử dụng mắc cài pha lê và mắc cài sứ được chia làm 2 dạng bao gồm mắc cài truyền thống và mắc cài tự buộc.

  • Mắc cài truyền thống: phần mắc cài và dây cung sẽ thường chỉ được cố định bặc dây thun hoặc thép.
  • Mắc cài tự đóng: phần dây thun được thay thế bằng các chốt tự đóng giúp cố định dây cung chắc chắn và hạn chế các tình trạng bung, lệch như khi sử dụng dây thun thông thường. 

ĐỪNG BỎ QUA: Niềng Răng Mắc Cài Tự Buộc Có Điểm Gì Nổi Bật? [Ưu Nhược Điểm]

Nhìn chung, mắc cài sứ và mắc cài pha lê đều là lựa chọn hàng đầu đối với những khách hàng đặc biệt quan tâm đến tính thẩm mỹ. Với hai loại mắc cài này, khách hàng có thể thoải mái, tự tin trong giao tiếp mà không cảm thấy bất kì sự e ngại giống như khi sử dụng mắc cài kim loại truyền thống. 

Bên cạnh đó, tính hiệu quả của chúng cũng rất cao, về độ bền thì không quá khác biệt so với mắc cài chế tạo từ kim loại, vẫn đảm bảo được độ chịu lực để đưa răng về đúng vị trí theo đúng phác đồ điều trị của bác sĩ. 

Ngoài ra, các chất liệu pha lê và sứ được sử dụng hoàn toàn lành tính, không gây kích ứng, giảm thiểu được các tác động xấu của mắc cài đến các mô mềm bên trong môi trường khoang miệng. 

Rất khó phân biệt vẻ ngoài mắc cài pha lê và mắc cài sứ
Rất khó phân biệt vẻ ngoài mắc cài pha lê và mắc cài sứ

4 điểm giống nhau giữa niềng răng mắc cài pha lê và mắc cài sứ

Dưới đây là những điểm tương tự giữa mắc cài sứ và mắc cài pha lê:

  • Cả 2 loại mắc cài đều có thể sử dụng và đem lại hiệu quả cao trong việc khắc phục nhiều tình trạng răng miệng như hô, móm,… ở mọi mức độ từ nhẹ đến nặng và phức tạp.
  • Cả 2 loại mắc cài đều đòi hỏi người bệnh chăm sóc cẩn thận, ăn uống vệ sinh sạch sẽ để hạn chế trường hợp bị ố vàng mắc cài, có thể làm giảm hiệu quả chỉnh nha.
  • Cả 2 loại mắc cài đều có thời gian chỉnh nha tương đương nhau khoảng từ 12 – 24 tháng hoặc hơn tùy vào tình trạng răng miệng của mỗi người.
  • Cả 2 loại mắc cài đều có mức chi phí phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau.

XEM CHI TIẾT: Niềng Răng Mắc Cài Pha Lê Giá Bao Nhiêu? Bảng Giá Mới Nhất 2023

3 khác biệt giữa mắc cài sứ và mắc cài pha lê

Có nhiều điểm tương đồng nhưng mắc cài pha lê và mắc cài sứ vẫn có những khác biệt rõ rệt như:

  • Mắc cài pha lê trong suốt, gần như không có màu sắc nên mang lại tính thẩm mỹ cao hơn so với mắc cài sứ. Điều này giúp những người đeo niềng pha lê cũng cảm thấy tự tin hơn.
  • Mắc cài pha lê thường có kích thước lớn hơn so với mắc cài sứ nên dễ gây cảm giác nổi cộm ở trong khoang miệng hơn so với mắc cài sứ.
  • So sánh về độ bền thì mắc cài pha lê giòn hơn, dễ vỡ khi có lực tác động mạnh hơn so với mắc cài sứ. Vì vậy, khi đeo niềng pha lê bạn cần phải cẩn thận hơn để hạn chế ảnh hưởng đến quá trình niềng răng và tránh phải kéo dài thời gian niềng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Có Nên Niềng Răng Không Mắc Cài? [Ưu Nhược Điểm]

Nên lựa chọn chọn chỉnh nha mắc cài pha lê hay mắc cài sứ?

Niềng răng mắc cài sứ và mắc cài pha lê đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Chính vì vậy, để lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp nhất thì bạn có thể tham khảo những yếu tố dưới đây. 

Niềng răng mắc cài sứ và mắc cài pha lê có ưu, nhược điểm riêng
Niềng răng mắc cài sứ và mắc cài pha lê có ưu, nhược điểm riêng

Mắc cài sứ có những ưu điểm và nhược điểm nào?

Giữa mắc cài pha lê và mắc cài sứ, nếu còn phân vân không biết nên chọn phương pháp nào, trước hết bạn hãy tham khảo những ưu – nhược điểm của chất liệu sứ như sau:

Ưu điểm:

  • Đảm bảo được tính thẩm mỹ nhờ chất liệu làm bằng sứ có màu trắng trùng khớp với màu của răng
  • Độ bền vượt trội, khó bị nứt vỡ hơn so với mắc cài pha lê nếu chẳng may chịu tác động mạnh.
  • Có thể chịu được lực tốt, khá ổn định nên mang tới hiệu quả chỉnh nha rất cao.
  • Được chế tạo từ chất liệu sứ cùng một số hợp kim khác chuyên dụng trong nha khoa, không gây kích ứng trong môi trường khoang miệng và an toàn cho người sử dụng.
  • Đem lại sự lợi, thoải mái trong quá trình ăn uống, sinh hoạt nhờ thiết kế góc cạnh, nhỏ nhắn.

Nhược điểm: Có màu sắc gần giống với với màu răng, tuy tính thẩm mỹ cao nhưng không bằng mắc cài pha lê, vẫn có thể bị lộ mắc cài.

Ưu – nhược điểm của niềng răng mắc cài pha lê

Trong khi đó, phương pháp niềng răng mắc cài pha lê cũng tồn tại những ưu và nhược điểm sau:

Ưu điểm:

  • Tính thẩm mỹ rất cao vì được làm từ chất liệu pha lê trong suốt, không có màu sắc, thậm chí có thể coi là “vô hình”. Chính vì vậy, bạn có thể thoải mái khi đeo mắc cài pha lê mà không sợ lộ dấu vết thẩm mỹ.
  • Chất liệu đá crystal được cho phép sử dụng trong nha khoa nên đảm bảo an toàn và không gây kích ứng cho người sử dụng. Tuy nhiên, để chắc chắn hơn, trước khi niềng răng bạn cần biết chắc rằng mình không bị dị ứng với pha lê hay kim loại.

Nhược điểm:

  • Độ bền kém hơn, dễ bị nứt vỡ hơn so với mắc cài sứ. Nếu chẳng may xảy ra va đập mạnh thì khó nguyên vẹn.
  • Lực kéo của dây cung ở mắc cài pha lê được điều chỉnh yếu hơn mắc cài sứ nên có thể sẽ kéo dài thời gian chỉnh nha.
  • Mắc cài pha lê có thiết kế to hơn, chiếm nhiều diện tích hơn nên có thể gây vướng víu, gây cảm giác cộm khó chịu hơn.

Như vậy, không có câu trả lời cố định nào cho câu hỏi “mên lựa chọn mắc cài pha lê hay mắc cài sứ”, mà bạn nên xem xét tình trạng răng miệng của bản thân kết hợp với sự tư vấn của bác sĩ để lựa chọn cho mình loại mắc cài phù hợp nhất. 

ĐỌC THÊM: Các Loại Niềng Răng Mắc Cài Thông Minh

Cần khám chính xác để lựa chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất
Cần khám chính xác để lựa chọn phương pháp chỉnh nha phù hợp nhất

Lưu ý cách chăm sóc khi chỉnh nha mắc cài sứ và pha lê

Vì hai loại mắc cài pha lê và mắc cài sứ đều có màu trùng với màu răng nên nếu mắc cài bị ố vàng sẽ rất dễ bị nhận ra. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe răng miệng cũng như giúp quá trình niềng răng đạt hiệu quả cao hơn, bạn nên lưu ý những điều sau:

Chế độ ăn uống hợp lý

Nên tăng cường cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, bao gồm: Protein, chất bột đường, chất béo và khoáng chất. Điều này giúp cho răng phát triển rắn chắc, khỏe mạnh hơn. Ưu tiên ăn những thực phẩm mềm, mịn, nhỏ như: cháo, bún, miến, sinh tố, khoai tây nghiền nhuyễn, các loại nước hoa quả và rau củ cắt nhỏ, nấu nhuyễn…

Ngược lại, để tránh gây ảnh hưởng đến răng và mắc cài, không nên ăn những thức ăn quá cứng như xương sườn, quả hạch, nước đá,… hoặc các thực phẩm quá dẻo dễ dính như bánh dẻo, kẹo cao su,… Ngoài ra, bạn cũng nên hạn chế dùng các thực phẩm chứa nhiều đường hay chứa hàm lượng axit cao để tránh dẫn tới các bệnh lý như sâu răng.

CHI TIẾT: Niềng Răng Có Ăn Uống Bình Thường Được Không? Nên Ăn Gì, Kiêng Gì?

Chăm sóc răng miệng đúng cách

Để tránh khiến mắc cài bị ố vàng, đảm bảo sức khỏe răng miệng cũng như tiến độ của quá trình chỉnh nha thì việc chăm sóc răng miệng đúng cách là vô cùng cần thiết. 

Bạn nên sử dụng các loại kem đánh răng và bàn chải đánh răng chuyên dụng trong nha khoa dành cho những người niềng răng. Tốt nhất là các loại bàn chải lông mềm, có kích thước nhỏ để dễ dàng len lỏi vào những vị trí khó nhìn thấy như giữa các kẽ răng và loại bỏ hoàn toàn các mảng bám còn sót lại trong răng. 

Ngoài việc đánh răng thường xuyên 2 – 3 lần/ngày thì bạn nên sử dụng thêm chỉ nha khoa và các loại nước súc miệng chuyên dụng để răng miệng được vệ sinh sạch sẽ nhất có thể.

XEM NGAY: Hướng Dẫn Vệ Sinh Răng Niềng Đúng Cách Giúp Răng Luôn Chắc Khỏe

Cần chăm sóc kỹ sức khỏe răng miệng khi niềng răng mắc cài sứ hoặc pha lê
Cần chăm sóc kỹ sức khỏe răng miệng khi niềng răng mắc cài sứ hoặc pha lê

Tái khám đúng hẹn và thực hiện đúng theo những chỉ định của bác sĩ

Khi đeo niềng mắc cài pha lê và mắc cài sứ, bạn cần tuân theo đúng chỉ định cũng như phác đồ điều trị của các y bác sĩ đặt ra. Vì hai loại mắc cài này dễ bị vỡ khi vận động mạnh nên cẩn thận là điều rất quan trọng. 

Đặc biệt, bạn không được tự ý tháo mắc cài khi chưa được bác sĩ cho phép. Trong trường hợp mắc cài bị bung, gây cộm và ảnh hưởng đến các mô mềm bên trong khoang miệng thì bạn cần phải hãy đến phòng khám nha khoa để được điều chỉnh kịp thời.

Bên cạnh đó, tái khám định kỳ 6 tháng/lần đúng theo lịch hẹn cũng là một bước quan trọng không thể bỏ qua trong tất cả các quy trình niềng răng  mắc cài sứ và mắc cài pha lê. Mục đích của việc tái khám là để bác sĩ cập nhật được tình hình dịch chuyển của răng, qua đó có những điều chỉnh hợp lí để đảm bảo tiến trình diễn ra đúng với phác đồ điều trị. Ngoài ra, tái khám đúng hẹn cũng giúp các bác sĩ phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý về răng miệng phát sinh nếu có.

Trên đây là những thông tin chi tiết được chuyên gia cung cấp xoay quanh hai loại mắc cài pha lê và mắc cài sứ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, hãy đến ViDental Brace để được các bác sĩ trực tiếp tư vấn và giúp đỡ. 

BÀI VIẾT ĐƯỢC QUAN TÂM:

Tham khảo

Array

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Your email address will not be published. Required fields are marked *

5000+ Người đã thành công
hãy là người tiếp theo
Khách hàng trải nghiệm tại Viện niềng răng Vidental
Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Brace - Hà Nội: TT Tầng 3 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 963.000.804

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 963.000.804

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Brace - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 3 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Brace - Guva Phú Nhuận TPHCM : 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Messenger zalo

Hãy gọi ngay

0987.933.309