Chuyên Gia Giải Đáp: Niềng Răng Bị Sưng Lợi Phải Làm Sao?
Niềng răng bị sưng lợi là vấn đề thường gặp trong quá trình chỉnh nha. Tình trạng này không chỉ gây bất lợi cho sức khỏe răng miệng mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả chỉnh nha. Cùng tìm hiểu thêm về nguyên nhân và biện pháp khắc phục vấn đề này qua bài viết dưới đây.
Triệu chứng niềng răng bị sưng lợi
Sưng lợi là tình trạng viêm nhiễm ở mô mềm quanh răng do sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Theo các chuyên gia, tỷ lệ mắc các bệnh lý về răng miệng của người Việt Nam, nhất là tình trạng sưng viêm lợi lên đến 90%. Sưng lợi có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, trong tất cả các giai đoạn răng phát triển.
Theo các chuyên gia, niềng răng là phương pháp sử dụng lực từ hệ thống khí cụ tác động lên răng nhằm tạo lực kéo giúp răng dịch chuyển về vị trí mong muốn trên cung hàm. Do đó, khách hàng thường gặp không ít vấn đề trong quá trình niềng.
Trong đó, tình trạng niềng răng bị sưng lợi cũng khá phổ biến. Tình trạng này xảy ra khi bệnh nhân không biết chăm sóc răng miệng đúng cách, từ đó tạo môi trường thuận lợi khiến vi khuẩn tấn công mô lợi.
Dấu hiệu nhận biết của sưng lợi trong khi niềng răng là các triệu chứng như:
- Lợi sưng đỏ, nhạy cảm, có màu đỏ sẫm hơn so với các vùng khác trong khoang miệng.
- Khi chạm tay vào vùng lợi bị sưng thấy mềm và có cảm giác đau nhức, khó chịu
- Lợi nhạy cảm hơn so với bình thường. Đặc biệt, khi sử dụng lực tác động nhẹ bằng các dụng cụ chăm sóc chuyên khoa, lợi dễ bị tổn thương và chảy máu.
- Răng có hiện tượng lung lay nhẹ và nhạy cảm với các loại thức ăn nóng hoặc lạnh…
- Quanh răng có nhiều mảng bám do thức ăn tích tụ lâu ngày.
- Hơi thở có mùi hôi khó chịu và thường xảy ra hiện tượng chảy máu chân răng.
Tình trạng niềng răng bị sưng lợi có thể xuất hiện do răng chịu lực tác động quá mạnh của hệ thống khí cụ. Các triệu chứng trên nhanh chóng được cải thiện khi cơ thể thích nghi với sự thay đổi trong khoang miệng. Tuy nhiên, nếu tình trạng sưng đau kéo dài, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được hỗ trợ và giải quyết kịp thời, tránh những biến chứng xấu về sau.
Tham khảo: Lợi Trùm Khi Niềng Răng: Nguyên Nhân Và Cách Khắc Phục
4 nguyên nhân dẫn đến tình trạng sưng lợi khi niềng răng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng niềng răng bị sưng lợi, trong đó 4 nguyên nhân phổ biến, được nhắc đến nhiều nhất là:
Niềng răng sai kỹ thuật
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ kỹ thuật cùng nhu cầu làm đẹp ngày càng cao, niềng răng trở thành phương pháp chỉnh nha thẩm mỹ được nhiều người lựa chọn. Phương pháp này giúp khắc phục hiệu quả các khuyết điểm trên răng như hô, móm,… mang nét đẹp tự tin cho người niềng răng.
Nhận thấy tiềm năng phát triển của chỉnh nha thẩm mỹ, nhiều cơ sở nha khoa kém chất lượng ra đời nhằm mục đích thu lợi bất hợp pháp. Từ đó gây nên nhiều hệ lụy về sức khỏe cho khách hàng.
Tại các cơ sở chuyên khoa chưa được cấp phép hoạt động, điều kiện trang thiết bị máy móc không được đảm bảo. Hơn nữa, trình độ và tay nghề của bác sĩ không đáp ứng được các ca niềng phức tạp. Chính vì vậy, trong quá trình niềng răng thường xảy ra các sai sót gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Trong một vài trường hợp, niềng răng sai kỹ thuật, các khí cụ không được kiểm duyệt chất lượng khiến lợi sưng viêm, đau nhức, ảnh hưởng đến làm và làm tăng nguy cơ mất răng. Bên cạnh đó, kỹ thuật niềng không “chuẩn” là nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng nhiễm trùng, mất máu và các biến chứng nguy hiểm khác.
Bệnh lý về răng miệng gây viêm lợi
Trong quy trình niềng răng, bệnh nhân cần khám tổng quát và thực hiện các xét nghiệm liên quan nhằm hỗ trợ bác sĩ xác định được tình trạng răng miệng, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Tuy nhiên, nhiều khách hàng thường chủ quan và bỏ qua khâu quan trọng này, vì thế bác sĩ không xác định được các bệnh lý mà răng miệng gặp phải để điều trị dứt điểm trước khi gắn mắc cài. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng niềng răng bị sưng lợi.
Mặt khác, người mắc các bệnh lý mãn tính, có hệ thống miễn dịch kém cũng thường xảy ra tình trạng sưng lợi trong quá trình chỉnh nha. Khi có sự tác động của khí cụ, răng sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị vi khuẩn tấn công. Lúc này, hệ miễn dịch của cơ thể không còn khả năng chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, dẫn đến tình trạng sưng viêm.
Vệ sinh răng miệng sai cách
Trong giai đoạn gắn hệ thống khí cụ niềng lên răng, khách hàng thường khó khăn trong việc vệ sinh và chăm sóc răng niềng. Lý do là bởi thức ăn thường mắc vào kẽ răng và mắc cài khiến bàn chải khó làm sạch.
Tình trạng này kéo dài khiến vi khuẩn tích tụ tấn công lợi gây viêm nhiễm, sưng đau. Ngoài ra, việc vệ sinh răng miệng không đúng cách còn khiến mảng bám tích tụ lâu ngày gây các bệnh lý như viêm nha chu, tụt lợi… làm ảnh hưởng đến thời gian chỉnh nha.
Chế độ ăn thiếu chất
Chế độ ăn thiếu chất là nguyên nhân khiến cơ thể mất khả năng miễn dịch và suy giảm sức đề kháng. Chính vì vậy, khi vi khuẩn tấn công khoang miệng, cơ thể không đủ khả năng phản kháng dẫn đến tình trạng viêm nhiễm, sưng đau lợi.
Ngoài ra, việc ăn các thực phẩm quá cứng, dẻo hoặc quá nóng, lạnh cũng tạo áp lực lớn lên răng và lợi. Tình trạng này kéo dài, khiến lợi dễ phát sinh các vấn đề như đau nhức, sưng đỏ và nhạy cảm.
Bên cạnh đó, các thực phẩm chức nhiều chất kích thích như rượu bia, thuốc lá… cũng là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng sưng lợi trong quá trình niềng răng. Các chất độc hại này sẽ phá hủy lớp màng bảo vệ lợi gây tình trạng viêm nhiễm, sưng tấy lợi.
Niềng răng bị sưng lợi gây hậu quả gì?
Niềng răng bị sưng lợi là một báo hiệu xấu cho sức khỏe răng miệng. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai của răng mà còn gây khó khăn trong giao tiếp và sinh hoạt thường ngày.
Nếu không được điều trị kịp thời, lợi sẽ không đủ điều kiện để răng bám vào khiến răng dễ tách xa nhau. Điều này làm giảm hiệu quả niềng răng, thậm chí răng có nguy cơ gãy rụng khiến bệnh nhân bắt buộc phải tháo niềng để điều trị.
Đồng thời, tình trạng lợi sưng trong quá trình chỉnh nha khiến vi khuẩn tích tụ lâu ngày có thể lan rộng sang các khu vực lân cận. Đặc biệt, vi khuẩn có thể xâm nhập vào máu và di chuyển đến các cơ quan nội tạng gây nguy hiểm đến tính mạng.
Sưng lợi trong quá trình chỉnh nha phải làm sao?
Khi nhận thấy các triệu chứng của sưng lợi trong quá trình niềng răng, bạn nên liên hệ với bác sĩ hoặc đến các cơ sở nha khoa uy tín để được hỗ trợ và điều trị kịp thời. Từ các kết quả xét nghiệm tổng quát, bác sĩ sẽ có phương pháp khắc phục triệt để tình trạng sưng lợi nhằm hạn chế các biến chứng nguy hiểm về sau. Tùy vào nguyên nhân khác nhau, bác sĩ sẽ có phác đồ điều trị khác nhau, cụ thể:
- Trong trường hợp sưng lợi do lực siết từ hệ thống khí cụ quá mạnh, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại lực kéo phù hợp, đảm bảo lực tác động vừa đủ giúp răng dịch chuyển mà không gây ảnh hưởng đến lợi.
- Trường hợp sưng lợi do các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm tủy… các bác sĩ cần tiến hành tháo niềng để điều trị dứt điểm các vấn đề trên, sau đó mới tiếp tục quy trình niềng răng theo lộ trình ban đầu.
Tham khảo: Niềng Răng Bị Tụt Lợi: Nguyên Nhân, Tác Hại Và Cách Khắc Phục
Lưu ý cách phòng ngừa lợi trùm khi niềng răng
Niềng răng là một quá trình lâu dài đòi hỏi sự phối hợp của cả bệnh nhân và bác sĩ. Trong quá trình chỉnh nha, việc phát sinh các vấn đề như đau nhức, chảy máu chân răng… là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy, để không làm ảnh hưởng đến hiệu quả niềng răng, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
Kiểm tra sức khỏe răng miệng theo đúng lộ trình
Cũng giống như cơ thể, răng miệng cần được kiểm tra và thăm khám định kỳ để phát hiện mầm bệnh nguy hiểm, từ đó lên kế hoạch điều trị triệt để. Đặc biệt trong quá trình chỉnh nha, bạn nên tuân thủ lịch tái khám định kỳ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Điều này giúp các bác sĩ kiểm soát được các vấn đề phát sinh để giải quyết kịp thời tránh các rủi ro xảy ra.
Việc kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ sẽ giúp các bác sĩ kiểm soát được lực tác động của hệ thống khí cụ lên răng. Từ đó điều chỉnh phù hợp với sức khỏe răng miệng của từng bệnh nhân.
“Chấm dứt” thói quen ăn uống độc hại
Chế độ ăn uống thiếu chất là nguyên nhân chính gây nên tình trạng niềng răng bị sưng lợi. Do đó để ngăn chặn tình trạng này xảy ra, bạn nên chấm dứt thói quen ăn uống độc hại bằng một số biện pháp dưới đây:
- Sử dụng các thực phẩm dạng mềm, lỏng, dễ nhai để hạn chế áp lực nhai lên răng và lợi.
- Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều lợi khuẩn như sữa chua, nước ép… để tăng cường miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
- Đặc biệt các thực phẩm thiên nhiên cũng được áp dụng hiệu quả trong trường hợp sưng lợi khi niềng răng. Bạn có thể kết hợp sử dụng các gia vị như gừng, tỏi, mật ong… để hỗ trợ kháng viêm và giảm sưng. Các thực phẩm này đều chứa chất chống oxy hóa cao giúp tiêu diệt vi khuẩn mà không gây tác dụng phụ.
- Hạn chế thực phẩm cay, nóng và các chất kích thích gây tổn thương lợi.
- Đồng thời, bạn nên duy trì độ ẩm trong khoang miệng bằng cách uống đủ nước mỗi ngày. Điều này giúp hạn chế tình trạng khô miệng và ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn vào vô lợi.
Thói quen ăn uống lành mạnh không chỉ giúp cơ thể tăng sức đề kháng mà còn bổ sung thêm nhiều khoáng chất giúp xương răng chắc khỏe. Chính vì vậy, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và chấm dứt thói quen độc hại để bảo vệ răng miệng trong quá trình chỉnh nha.
Vệ sinh răng miệng đúng cách
Chăm sóc và vệ sinh răng miệng đúng cách giúp bạn ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh, từ đó hạn chế được tình trạng sưng lợi xảy ra trong quá trình niềng răng. Dưới đây là một số “tip” vệ sinh răng miệng đúng chuẩn mà bạn cần biết:
- Sử dụng bàn chải đánh răng phù hợp với phương pháp niềng răng. Nếu không được thực hiện đúng cách, lợi rất dễ bị tổn thương gây cảm giác sưng đau, khó chịu. Bạn nên ưu tiên các loại bàn chải lông mềm, mảnh giúp dễ dàng luồn vào kẽ răng và mắc cài, từ đó lấy sạch các cặn thức ăn còn thừa.
- Nên chọn các loại kem đánh răng có chứa thành phần diệt khuẩn và kháng viêm giúp loại bỏ các ổ vi khuẩn tấn công lợi.
- Điều chỉnh lực đánh răng vừa đủ để không làm tổn thương lợi và bung mắc cài.
- Các chuyên gia khuyến cáo, người niềng răng nên sử dụng bàn chải chuyên dụng như máy tăm nước, bàn chải điện… để loại bỏ hoàn toàn các cặn thức ăn còn thừa mà không làm ảnh hưởng đến mắc cài.
- Kết hợp sử dụng nước súc miệng hằng ngày để kháng viêm và tránh vi khuẩn tích tụ. Bạn nên lưu ý đến thành phần của nước súc miệng để tránh gây kích ứng với khoang miệng.
- Tuyệt đối không sử dụng tăm xỉa răng truyền thống để chọc vào kẽ răng. Tăm sắc nhọn có thể đâm vào lợi gây tổn thương và chảy máu lợi, điều này là nguyên nhân chính khiến lợi bị sưng trong quá trình chỉnh nha. Ngoài ra, việc sử dụng tăm xỉa răng còn khiến khoảng cách giữa các răng tăng lên làm giảm hiệu quả chỉnh nha.
Mặt khác, bạn có thể thay đổi phương pháp niềng răng mắc cài thông thường bằng khay niềng trong suốt để việc vệ sinh răng miệng được thuận lợi hơn. Các khay niềng trong suốt có thể tháo rời dễ dàng trong quá trình ăn uống và chăm sóc răng miệng.
Chính vì vậy, phương pháp niềng răng này có thể hạn chế tối đa tình trạng cặn thức ăn bám vào mắc cài. Tuy nhiên, bạn cần đảm bảo răng được làm sạch hoàn toàn trước khi lắp niềng trong suốt để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm lặp lại.
Chọn cơ sở uy tín cùng bác sĩ niềng răng có tay nghề cao
Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng niềng răng bị sưng lợi là kỹ thuật niềng sai cách khiến răng chịu áp lực quá lớn từ hệ thống khí cụ. Điều này sẽ làm lợi bị tổn thương và sưng tấy. Chính vì vậy, để đảm bảo sức khỏe và hạn chế rủi ro xảy ra, bạn nên chọn các bác sĩ có tay nghề và trình độ cao.
Đồng thời, bạn nên thực hiện ca niềng tại các cơ sở chuyên khoa chất lượng và có chỗ đứng trên thị trường nhằm hạn chế tối đa tình trạng tháo niềng không đúng lộ trình và phát sinh các chi phí điều trị khác.
Trên đây là tất tần tật các thông tin liên quan đến tình trạng niềng răng bị sưng lợi. Nhìn chung có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng trên, tuy nhiên bạn cần liên hệ và đến ngay cơ sở nha khoa để được điều trị kịp thời tránh những biến chứng nguy hiểm xảy ra.
hãy là người tiếp theo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!