Chuyên Gia Giải Đáp: Niềng Răng Có Làm Răng Yếu Đi Không?
Niềng răng có làm răng yếu đi không là nỗi băn khoăn, lo lắng của nhiều người đang có ý định chỉnh nha. Các chuyên gia khẳng định bản chất của niềng răng là kéo dịch răng về đúng vị trí, không khiến răng suy yếu.
Tuy nhiên nếu bác sĩ thực hiện có tay nghề kém, thiếu kinh nghiệm, thực hiện sai kỹ thuật hoặc chăm sóc răng miệng không đúng cách, răng dễ bị tác động xấu dẫn đến yếu dần [1].
Bạn có thể ngăn ngừa tình trạng này bằng việc lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, chọn phương pháp niềng phù hợp và tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ khi chăm sóc răng tại nhà [2].
Niềng răng có làm răng yếu đi không?
Niềng răng là kỹ thuật sử dụng mắc cài, dây cung hoặc khay niềng trong suốt tạo áp lực lên răng để dịch chuyển chúng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Về bản chất, quá trình này không làm thay đổi hình dạng, cấu trúc của răng, không xâm lấn men răng. Vì thế với thắc mắc niềng răng có làm răng yếu đi không, câu trả lời là KHÔNG.
Chỉnh nha không gây tác động xấu đến răng, ngược lại còn có khả năng ổn định chức năng ăn nhai, giúp tổng thể hàm răng đều đẹp, ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh lý răng miệng.
Tuy nhiên trong một số trường hợp nhất định, niềng răng khiến răng bị yếu, nhạy cảm và dễ hư hỏng:
- Bác sĩ không có kinh nghiệm: Niềng răng là dịch vụ có độ phức tạp nhất định, yêu cầu bác sĩ thực hiện phải có đủ chuyên môn, kỹ năng tốt, nhiều kinh nghiệm. Nếu bác sĩ phân tích tình trạng và chẩn đoán sai, tính toán quá trình răng dịch chuyển thiếu chính xác dẫn đến lực tác động lên răng quá mạnh, từ đó răng dễ bị lung lay, chân răng suy yếu.
- Chưa điều trị dứt điểm bệnh răng miệng: Trong quá trình niềng răng, bác sĩ buộc phải điều trị dứt điểm các bệnh nha khoa như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu, áp xe răng. Với những khách hàng không được xử lý những vấn đề này khiến phần chân răng bị tổn thương, nướu không bám chặt vào chân răng. Đây chính là lý do răng yếu hơn khi chịu tác động từ khí cụ và không đạt được hiệu quả niềng như mong đợi.
- Tiêu biến chân răng: Việc chỉnh nha sai cách, gắn khí cụ không đúng kỹ thuật khiến mắc cài, dây cung đè lên mạch máu của răng, khi đó một lượng nhỏ xương ở chân răng bị tiêu biến đi. Có một số người có chân răng ngắn do di truyền thì quá trình tiêu chân răng diễn ra nhanh hơn, hệ quả là răng trở nên suy yếu, không đủ chắc chắn.
- Tiêu xương răng: Khi các khí cụ chỉnh nha tác động đến chân răng để dịch chuyển chúng về đúng vị trí, một phần nhỏ xương hàm bị tiêu biến. Trong trường hợp này, cơ thể sẽ tự sản sinh ra tế bào xương để bù vào phần đã mất. Nếu tốc độ tái tạo xương chậm, răng dễ bị suy yếu hơn so với bình thường.
- Chăm sóc răng miệng sai cách: Quá trình chăm sóc răng miệng tại nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng trong khi niềng răng. Nếu bạn không làm sạch răng cẩn thận hoặc không bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, ăn nhiều thực phẩm dai cứng sẽ làm giảm độ cứng chắc của răng, từ đó răng dần yếu đi.
Xem thêm: 30 Tuổi Niềng Răng Bao Nhiêu Tiền? Phương Pháp Nào Hiệu Quả
Dấu hiệu răng bị yếu sau niềng
Như đã nói, niềng răng có thể làm răng yếu đi trong một số trường hợp nhất định, lúc này bạn có thể nhận biết qua 4 dấu hiệu sau:
- Răng nhạy cảm: Khi men răng bị tác động, phần ngà răng không được bảo vệ, bị lộ ra gây ê buốt, khó chịu, đặc biệt khi ăn thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
- Tụt nướu: Nướu bị tụt sâu, làm lộ chân răng ra ngoài, phổ biến nhất là răng nanh và răng răng cửa.
- Sai khớp cắn: Răng bị suy yếu, dễ bị dịch chuyển sai vị trí, dẫn đến tình trạng sai lệch khớp cắn, cụ thể là hô, móm, khớp cắn chéo, ảnh hưởng đến khớp thái dương hàm và giảm khả năng ăn nhai.
- Mắc bệnh răng miệng: Tình trạng răng suy yếu sẽ dễ mắc bệnh nha khoa như viêm lợi, viêm nha chu, sâu răng.
Lưu ý phòng ngừa răng yếu đi khi niềng răng
Để ngăn ngừa tình trạng răng yếu đi khi niềng răng, bạn cần chú ý một số vấn đề sau:
- Lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, đảm bảo bác sĩ có đủ chuyên môn, tay nghề tốt và nhiều kinh nghiệm, tính toán lực siết răng đúng chuẩn để tránh tác động xấu đến răng khi niềng.
- Bạn nên nhờ bác sĩ tư vấn để chọn phương pháp niềng phù hợp như niềng răng mắc cài kim loại, mắc cài sứ, niềng răng mặt trong, dùng khay niềng trong suốt. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả nắn chỉnh răng tốt và không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, đánh răng mỗi ngày 2 lần với bàn chải lông mềm, bàn chải điện, tốt nhất nên sử dụng thêm máy tăm nước, nước súc miệng và chỉ nha khoa để làm sạch tối ưu, loại bỏ hoàn toàn thức ăn thừa, mảng bám.
- Bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, đặc biệt là những thực phẩm giàu canxi, vitamin D như sữa, chế phẩm từ sữa, hải sản, rau xanh, trái cây, ngũ cốc để răng nướu luôn chắc khỏe.
- Hạn chế ăn thực phẩm quá dai, cứng khiến răng phải hoạt động nhiều, tránh đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh khiến răng bị ê buốt, khó chịu.
- Trong quá trình niềng răng nên thăm khám đúng lịch hẹn của bác sĩ, ngoài ra trong một số trường hợp cảm thấy những bất thường trong khoang miệng, đau nhức, bạn nên nhanh chóng đến nha khoa để được xử lý ngay.
Trên đây là lời giải thích chi tiết cho thắc mắc niềng răng có làm răng yếu đi không. Bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì khi được thực hiện bởi bác sĩ có đủ kỹ năng, kinh nghiệm và biết cách chăm sóc cẩn thận sẽ không gây hại cho răng, ngược lại còn sở hữu được hàm răng chắc khỏe, đều đẹp.
hãy là người tiếp theo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!