3 Lý Do Đeo Hàm Duy Trì Vẫn Bị Chạy Răng? Cách Khắc Phục
Hàm duy trì là một khí cụ quan trọng trong quy trình niềng răng, đảm bảo được hiệu quả niềng sau khi kết thúc chỉnh nha. Tùy vào tình trạng răng của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn cho khách hàng các loại hàm duy trì phù hợp. Dưới đây là chi tiết về hàm duy trì và các loại hàm duy trì phổ biến.
Tại sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng?
Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng chạy răng thường là do:
Hàm duy trì không phù hợp
Hàm duy trì sử dụng cần được thiết kế với kích thước, hình dáng phù hợp với cung hàm. Nếu thiết kế lỏng lẻo, không vừa vặn sẽ không thể siết răng chắc chắn, cố định răng ở vị trí cố đúng trong phác đồ. Ngược lại, nếu hàm duy trì quá chật thì trong quá trình sử dụng, bạn còn có thể bị đau nhức, gây tổn thương mô nướu xung quanh.
Với những trường hợp hàm duy trì được thiết kế không tương thích với cung hàm thì ngay cả khi bạn đeo đúng, răng vẫn có hiện tượng chạy lại vị trí cũ.
Đeo hàm duy trì sai cách
Trên thị trường hiện nay đang có 2 loại hàm duy trì được sử dụng phổ biến là hàm duy trì cố định và hàm duy trì tháo lắp. Đa phần khách hàng sẽ sử dụng loại hàm tháo lắp bởi sự tiện lợi mà nó đem lại. Điều này cũng có thể khiến nhiều người sử dụng sai cách, đeo hàm không đủ thời gian bác sĩ quy định, tạo cơ hội cho răng chạy về vị trí ban đầu.
Chỉnh nha không đúng kỹ thuật
Nếu bác sĩ có tay nghề không cao, non kém, chưa có nhiều kinh nghiệm niềng răng. Rất có thể sẽ điều chỉnh lực siết răng quá mạnh hoặc quá yếu khiến răng không di chuyển đúng theo phác đồ. Dù đã đeo hàm duy trì đều đặn nhưng răng vẫn bị chạy lại vị trí ban đầu sau khi niềng xong.
Đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng phải làm sao?
Dưới đây là các biện pháp khắc phục khi răng vẫn bị chạy, cụ thể như sau:
- Thiết kế lại hàm duy trì: Bạn cần làm lại hàm duy trì để đảm bảo độ vừa vặn, ôm sát cung răng. Với lần thứ 2, bạn nên lựa chọn địa chỉ uy tín, chất lượng và ngay sau khi nhận được, cần phải kiểm tra độ vừa vặn và ổn định của hàm để tránh tốn thời gian về sau.
- Sử dụng hàm duy trì đúng cách: Bạn cần sử dụng hàm theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Không tự ý ngưng sử dụng khi chưa có sự chỉ định của. Sau khi đeo cần bảo quản hàm trong hộp kín, tránh làm rơi hay va chạm gây biến dạng.
- Niềng răng lại: Phương pháp này thường dành cho trường hợp răng chạy lại quá nhiều, thậm chí là khớp cắn sai lệch nghiêm trọng, cần ngưng sử dụng hàm duy trì và thực hiện niềng răng lại. Thông thường, quá trình niềng răng lần 2 sẽ kéo dài từ 3 – 6 tháng tùy vào tình trạng của mỗi người.
Những điều cần lưu ý để đeo hàm duy trì mà không bị chạy răng
Để hàm duy trì phát huy được hiệu quả và kết quả niềng răng đạt như mong muốn, bạn cần lưu ý đến những điều sau:
- Tuân thủ thời gian đeo hàm duy trì: Bạn cần đeo hàm tối thiểu 6 tháng. Trong 3 – 4 tuần đầu cần đeo hàm duy trì 24/24. Sau đó giảm dần khoảng 20 – 22 giờ/ngày, chỉ tháo ra khi vệ sinh răng miệng hay ăn uống.
- Bảo quản hàm duy trì: Hàm cần được bảo quản trong hộp chuyên dụng để tránh mất, vỡ hay biến dạng. Nếu có vấn đề, cần báo ngay cho bác sĩ để được làm lại.
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Bạn cần chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm, kết hợp sử dụng máy tăm nước, chỉ nha khoa hay nước súc miệng để làm sạch vi khuẩn.
- Tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ: Dù quá trình chỉnh nha đã kết thúc nhưng bạn vẫn nên tái khám theo đúng lịch hẹn. Giúp bác sĩ xem xét tình trạng răng và xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.
Bài viết này đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc tại sao đeo hàm duy trì vẫn bị chạy răng. Để tránh tình trạng này, bạn nên lựa chọn địa chỉ niềng uy tín, chất lượng, sử dụng vật liệu chất lượng cao. Mong rằng những thông tin này đã có thể giúp ích được cho bạn.
hãy là người tiếp theo
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!